Việt Nam trước nguy cơ "gánh" thời tiết cực đoan
Thông tin trên vừa được công bố tại Hội thảo Dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao, do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trường đại học Khoa học Tự nhiên phối hợp với Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc tổ chức ngày 22-8, tại Hà Nội.
Tại Hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu Dự án dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao cho Việt Nam dự báo, nhiệt độ tại miền Bắc sẽ tăng từ 0,8 độ C đến 3,4 độ C vào năm 2050 và tiếp tục tăng đến cuối thế kỷ 21. Cùng với đó, số ngày nóng sẽ tăng lên (trên 35 độ C) và có thể kéo dài trong vòng 5 ngày, gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Về lượng mưa, dự tính lượng mưa trên 7 vùng khí hậu sẽ có sự biến đổi, dao động từ dưới 16% đến trên 36% vào giữa thế kỷ và biến đổi nhanh hơn vào cuối thế kỷ XXI. Cùng với đó, lượng mưa mùa hè có thể giảm ở hầu khắp các vùng lãnh thổ, riêng khu vực Trung Bộ mưa có xu hướng tăng ở tất cả các mùa trong năm.
Ở một hình thái tương tự, hoạt động của bão trên Biển Đông cũng có xu thế giảm nhưng cường độ có thể mạnh hơn, có thể gây lũ quét và sạt lở đất, đặc biệt là các tỉnh miền núi ở phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Dự án dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao cho Việt Nam cũng dự tính mực nước biển sẽ tiếp tục dâng lên từ 100mm đến 400mm vào giữa thế kỷ trên toàn dải bờ biển Việt Nam, và sẽ tiếp tục được duy trì đến cuối thể kỷ XXI, gây ảnh hưởng đến sinh thái và cộng đồng ven biển.
Đánh giá chung về thực tế biến đổi khí hậu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng khẳng định: “Biến đổi khí hậu hiện nay đang cho thấy sự thay đổi khó lường, với nhiều kiểu thời tiết cực đoan. Cho đến nay, biến đổi khí hậu vẫn là một bài toán rất khó không chỉ thách thức với tình hình thực tế tại Việt Nam, mà còn diễn ra ở các nước trên toàn cầu”.
Để tăng cường năng lực khoa học và hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đồng thời góp phần phòng chống và giảm tránh những thiệt hại đáng tiếc, Thứ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các tổ chức, đơn vị liên quan cùng góp sức xây dựng Kịch bản biến đổi khí hậu sẽ được cập nhật vào năm 2015.
“Cùng với đó, tôi cũng hy vọng các tổ chức, chuyên gia quốc tế cùng “chung tay” giải bài toán về biến đổi khí hậu tại Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị./.
Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo thường kỳ  (22/08/2013)
Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường  (22/08/2013)
Công ước Lao động Hàng hải quốc tế chính thức có hiệu lực  (22/08/2013)
Nâng bậc lương trước thời hạn nếu lập thành tích xuất sắc  (22/08/2013)
Tuyển dụng, bổ nhiệm công chức: Chỉ rõ “địa chỉ” yếu kém  (22/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay