Tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Sri Lanka
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch và đoàn đại biểu Quốc hội Sri Lanka, xem đây là sự kiện quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hai nước.
Ôn lại những kỷ niệm trong lần thăm cấp Nhà nước đến Sri Lanka vào năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi lời thăm hỏi ân cần đến các nhà lãnh đạo đất nước Sri Lanka, đồng thời bày tỏ vui mừng trước sự phát triển kinh tế - xã hội của Sri Lanka gần đây, chúc đất nước và nhân dân Sri Lanka ngày càng thịnh vượng, phồn vinh, hạnh phúc.
Chủ tịch nước cho rằng lịch sử xây dựng và phát triển của hai nước có nhiều điểm tương đồng. Trong thời kỳ khó khăn của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 3 lần đến Sri Lanka. Những di tích gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được Sri Lanka gìn giữ, tôn tạo là biểu hiện sinh động tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam và Sri Lanka đã phối hợp tốt và ủng hộ nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Chủ tịch nước đề nghị hai nước tăng cường trao đổi đoàn cấp cao; tích cực trao đổi về các nội dung hợp tác. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Sri Lanka đã có nhiều cải thiện, đạt gần 1 tỷ USD, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, các cơ quan, ban, ngành hai nước cần tăng cường triển khai những thỏa thuận, cam kết đã đạt được.
Qua ngài Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước mời Tổng thống Sri Lanka thăm Việt Nam trong thời gian thích hợp.
Chủ tịch Quốc hội Chamal Rarapaksa cảm ơn sự giúp đỡ của Việt Nam với Sri Lanka trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đánh giá cao chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các lãnh đạo Việt Nam đến Sri Lanka, qua đó, góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa Việt Nam và Sri Lanka.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng kể từ khi thiết lập quan hệ, quan hệ hai nước đạt nhiều thành tựu. Sri Lanka biết ơn sự ủng hộ của Việt Nam trên các lĩnh vực nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Cùng với hỗ trợ nhau ở những thời điểm quan trọng nhất, hai nước hiện nay đã ký kết nhiều văn bản hợp tác về đầu tư, thương mại, quốc phòng, an ninh.
Chủ tịch Quốc hội hy vọng thời gian sắp tới hai bên sẽ tăng cường và mở rộng quan hệ về lĩnh vực hàng không, du lịch, thủy lợi, làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước./.
Nhật Bản luôn dành hỗ trợ ưu tiên tối đa cho Việt Nam  (15/07/2013)
Nhất trí tăng hợp tác Quốc hội Việt Nam - Sri Lanka  (15/07/2013)
Đổi mới công tác dân vận, bắt kịp đời sống của dân  (15/07/2013)
Đàm phán Kaesong giữa hai miền Triều Tiên thất bại  (15/07/2013)
Hà Nội sẽ xử lý dứt điểm nhà “siêu mỏng, siêu méo”  (15/07/2013)
Triển vọng của các nền kinh tế châu Á vẫn bấp bênh  (15/07/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay