Bế mạc phiên họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, phiên họp thứ 19 đã hoàn thành các nội dung đề ra.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, sau phiên họp này, các đơn vị hữu quan khẩn trương hoàn thiện các tài liệu phục vụ cho kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Riêng công tác giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngoài nội dung chương trình giám sát đã được quyết định, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội căn cứ lĩnh vực phụ trách tăng cường túc đẩy giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội.
Trước khi bế mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến hai dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung hai nghị quyết: Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10 và Nghị quyết số 694/2008/NQ-UBTVQH12 về hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của Quốc hội và các cơ quan thuộc Quốc hội.
Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10 quy định về việc đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân và Nghị quyết số 694/2008/NQ-UBTVQH12 quy định về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thảo luận và biểu quyết thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Nâng cao chất lượng tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo
Nội dung làm việc đầu tiên của sáng 12-7, các đại biểu cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung các Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10 về việc đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân và Nghị quyết số 694/2008/NQ-UBTVQH12 về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Qua thảo luận nhiều ý kiến nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết này để thay thế Nghị quyết số 228/NQ-UBTVQH10 ngày 27-10-1999 và Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH12 ngày 15-10-2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải tập trung khắc phục những bất cập; tạo thuận lợi cho người dân, nâng cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong mọi hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, nghiên cứu, chuyển đơn, theo dõi, đôn đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và giám sát việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nâng cao hơn nữa trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Bàn về phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhất trí với quy định như dự thảo. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội trong việc tổ chức tiếp công dân, tăng cường công tác tiếp công dân của đại biểu Quốc hội phù hợp với yêu cầu hiện nay, gắn hoạt động của Quốc hội với việc thu thập, phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Một số ý kiến đề nghị cần nêu ra trong Nghị quyết các biện pháp mang tính khả thi cao nhằm xử lý tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo chồng chéo, trùng lắp, vượt cấp; xác định rõ cơ chế phối hợp trong nội bộ cơ quan của Quốc hội để xử lý việc chuyển đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Nhiều ý kiến đề nghị Ban soạn thảo rà soát không quy định lại các nội dung đã có trong các văn bản pháp luật khác (Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật khiếu nại, Luật tố cáo…) về tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về nơi tiếp công dân (Điều 7), nhiều ý kiến tán thành việc quy định trụ sở tiếp công dân của Quốc hội nhằm tạo điều kiện cho công dân có địa chỉ cụ thể để trực tiếp đến gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, trình bày về những vấn đề có liên quan. Đây cũng là nơi để đại biểu Quốc hội tiếp xúc, trao đổi, hướng dẫn và giải thích chính sách, pháp luật cho người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân của Quốc hội.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật là cơ quan thẩm tra đề nghị dự thảo Nghị quyết cần quy định rõ hơn về cơ chế thành lập nơi tiếp công dân của Quốc hội cũng như những điều kiện bảo đảm cần thiết để tạo thuận lợi cho người dân đến với Quốc hội nhằm khắc phục sự trùng chéo với các quy định về trụ sở tiếp công dân và nơi tiếp công dân quy định trong dự thảo Luật tiếp công dân dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới.
Trên cơ sở Ban soạn thảo đề nghị lấy tên gọi của Nghị quyết là “Nghị quyết về việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội”, một số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu thể hiện tên gọi của Nghị quyết gọn hơn, trong đó nêu được các nội dung về việc tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát, đôn đốc giải quyết.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận sâu, cân nhắc về thời điểm ban hành Nghị quyết. Có ý kiến cho rằng việc ban hành Nghị quyết này liên quan chặt chẽ đến Hiến pháp và các dự án luật sẽ được sửa đổi hoặc ban hành trong thời gian tới như: Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) (dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8), Luật hoạt động giám sát (dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8), Luật tiếp công dân (dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7).
Theo đó, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội sẽ có nhiều bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế; trách nhiệm và quy định cụ thể về tiếp công dân… sẽ được cụ thể hóa trong Luật tiếp công dân... trên cơ sở đó, dự thảo Nghị quyết sẽ có những quy định phù hợp, vì vậy, nên lùi lại việc ban hành Nghị quyết sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp và các đạo luật nêu trên.
Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, ban hành sớm Nghị quyết để khắc phục những bất cập hiện nay trong việc thực hiện Nghị quyết số 228 và 694, góp phần nâng cao hiệu quả tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu thảo luận, cơ quan soạn thảo Nghị quyết cần rà soát lại những nội dung còn chồng chéo, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong thời gian tới.
"Mở cửa" cho sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
Thảo luận về vấn đề sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trong dự thảo Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Ủy ban Quốc phòng-An ninh nêu rõ, theo Pháp lệnh hiện hành việc sản xuất kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp do doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; trên thực tế Chính phủ đang triển khai thực hiện quy định này theo nguyên tắc độc quyền nhà nước về sản xuất kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp tại Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 và Nghị định 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012.
Tuy nhiên, nếu chỉ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước mới được sản xuất kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thì sẽ hạn chế số doanh nghiệp Nhà nước khác tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, trong khi đang thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh và Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng bỏ quy định doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại điểm a, khoản 3 và điểm a, khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh hiện hành theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đối với tiền chất thuốc nổ, Thường trực Ủy ban và Ban soạn thảo thống nhất đánh giá trong tình hình hiện nay, để bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội có liên quan đến tiền chất thuốc nổ thì việc quy định quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh các loại hóa chất này trong Pháp lệnh là cần thiết.
Tuy nhiên, tiền chất thuốc nổ là hóa chất lưỡng dụng phục vụ cho một số ngành sản xuất kinh tế, do đó, quy định các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động kinh doanh tiền chất thuốc nổ trong tình hình hiện nay là phù hợp./.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng gặp mặt điển hình tiên tiến  (13/07/2013)
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chào xã giao Thủ tướng Ấn Độ  (12/07/2013)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI họp kỳ thứ 20  (12/07/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo  (12/07/2013)
Hà Nội triển khai các giải pháp bảo vệ Hoàng Thành Thăng Long  (12/07/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay