Tăng cường hợp tác với Ấn Độ trên lĩnh vực hàng hải
TCCSĐT - Chiều 24-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Vận tải thủy Ấn Độ G.K. Vasan đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hoan nghênh Bộ trưởng G.K. Vasan sang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng với Bộ trưởng G.K. Vasan. Thủ tướng cho rằng những thỏa thuận đạt được giữa hai bộ trong chuyến thăm lần này sẽ là đóng góp thiết thực trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.
Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn và làm hết sức mình cùng với Ấn Độ thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên các lĩnh vực, mang lại lợi ích cho cả hai bên, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo... đồng thời ủng hộ lẫn nhau trên diễn đàn quốc tế, vì sự ổn định và phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ấn Độ sớm đàm phán, ký kết Hiệp định thay thế Hiệp định Hàng không giữa hai nước đã ký năm 1993, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực hàng hải, đóng tàu...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác giữa hai bộ, nhất là lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa giữa hai nước.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng G.K. Vasan bày tỏ vui mừng trước bước phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước vốn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Neru đặt nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp.
Bộ trưởng G.K. Vasan cho biết, trong chuyến thăm lần này hai bên đã ký Hiệp định Hàng hải giữa hai nước, đồng thời trao đổi kinh nghiệm và thảo luận nhiều giải pháp về quản lý cảng, vận tải thủy...
Bộ trưởng G.K. Vasan khẳng định Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của mình; sẵn sàng phối hợp với Việt Nam để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mà một bên có nhu cầu, một bên có thế mạnh cũng như các lĩnh vực hợp tác mà tiềm năng, lợi thế còn lớn.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ hai nước, chiều 24-5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam Đinh La Thăng và Bộ trưởng Bộ Vận tải thủy Ấn Độ G.K.VaSan đã ký Hiệp định hợp tác Hàng hải Thương mại giữa hai nước.
Hiệp định này sau khi triển khai thực hiện sẽ góp phần tăng cường vận tải biển giữa Việt Nam và Ấn Độ, thông qua đó thúc đẩy giao lưu kinh tế và thương mại giữa hai quốc gia, tạo điều kiện cho ngành hàng hải Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào thị trường hàng hải khu vực và quốc tế.
Hiệp định cũng là cơ sở để hai bên đẩy mạnh các hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu, đào tạo cán bộ, thuyền viên giữa hai nước.
Hiệp định bao gồm 18 Điều với các quy định nhằm tạo thuận lợi cho tàu biển của hai bên vận tải hàng hóa và hành khách giữa hai nước, đồng thời cho phép sự hiện diện thương mại của các công ty vận tải biển của một bên ký kết trên lãnh thổ của bên kia, để cung cấp các dịch vụ hàng hải phù hợp với luật pháp hiện hành của bên sở tại.
Việt Nam và Ấn Độ đã có mối quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó lâu đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru dày công vun đắp. |
Tọa đàm về đầu tư tạo cơ hội bình đẳng ở Việt Nam  (24/05/2013)
Quy định đối tượng đi học cao cấp lý luận chính trị  (24/05/2013)
Chủ tịch Hạ viện Australia thăm làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh  (24/05/2013)
Chi gần 38 nghìn tỷ đồng ủy thác cho vay hộ nghèo  (24/05/2013)
Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD)  (24/05/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển