Khôi phục và phát triển làng nghề trong nông thôn ở Vĩnh Long
TCCSĐT - Vĩnh Long là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: gạch ngói, gốm sứ, chầm nón, thêu đan, dệt chiếu… mà sản phẩm đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận thêm 12 làng nghề, nâng số làng nghề của tỉnh lên 23 làng nghề đạt tiêu chí làng nghề nông thôn.
Làng nghề tại Vĩnh Long có bước phát triển nhanh như vậy là do đã tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, sử dụng tốt hơn những vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, tận dụng thời gian nông nhàn, tăng thêm nguồn thu cho người dân nông thôn.
Việc phát triển ngành nghề được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện cho người dân học tập, tham quan mô hình phát triển nghề và làng nghề ở các tỉnh khác. Chính quyền địa phương có các chính sách quy định cụ thể để khuyến khích và hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.
Bằng nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho phát triển, đào tạo nghề nông thôn và nguồn ngân sách địa phương, tỉnh đã đầu tư trên 2 tỉ đồng để phát triển các làng nghề nông thôn. Trong đó, chú trọng thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư vốn phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề cho người lao động, thực hiện các cơ chế trong liên doanh, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 2.434 tỉ đồng, tăng 22,6% so cùng kỳ năm 2005, trong đó giá trị ngành nghề nông thôn là 1.464 tỉ đồng, chiếm 60% giá trị sản xuất công nghiệp và tăng 20,88% so cùng kỳ. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh thực hiện trên 3.148 tỉ đồng, tăng 37,20% so với năm 2006. Giá trị ngành nghề nông thôn năm 2007 đạt trên 1.766 tỉ đồng, chiếm 56,10% giá trị toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 3.941,3 tỉ đồng tăng 32,78% so với cùng kỳ năm trước, giá trị ngành nghề nông thôn ước thực hiện trên 1.283 tỉ đồng, chiếm 34,58 % giá trị toàn ngành công nghiệp.
Việc phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tuy có bước khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đa số các làng nghề đều có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư thấp, thiết bị - công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm chưa có thương hiệu nên khó cạnh tranh trên thương trường. Trình độ quản lý, ngành và dịch vụ hỗ trợ, hệ thống mẫu mã kiểu dáng còn hạn chế. Cơ chế chính sách cho phát triển nghề và làng nghề chưa triển khai đầy đủ, đồng bộ. Nhận thức về phát triển nghề và làng nghề chưa nhất quán, nên việc triển khai chỉ đạo phát triển có nhiều lúng túng. Nhiều làng nghề đã được công nhận, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn trong hoạt động.
Để tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa các làng nghề trong nông thôn, triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng Đề án Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, trong đó xây dựng nhiều giải pháp để hỗ trợ cho các làng nghề ở địa phương. Chương trình được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2008 – 2010), tập trung khôi phục các làng nghề, làng nghề truyền thống có tiềm năng nhưng đang có nguy cơ bị mai một dần như làng nghề làm cốm dẹp ở xã Đông Bình, sản xuất tàu hủ ky ở xã Mỹ Hòa, làng nghề bánh tráng nem ở Lục Sĩ Thành, làng nghề chầm nón ở Long Phước. Tập trung phát triển các làng nghề có lợi thế như gạch, gốm, gạch nung, trồng và se lõi lát, đan thảm lục bình…
Giai đoạn 2 ( 2011 – 2020), duy trì, phát triển các làng nghề của giai đoạn 2008 – 2010; mở rộng và phát triển các làng nghề hiện có nhằm nâng quy mô và hiệu quả sản xuất; phát triển mạnh các làng nghề mới như: chế biến khoai lang, hoa, cây cảnh, đồ mộc, du lịch sinh thái, may thêu thủ công, trồng và sơ chế nấm rơm…
Với mục tiêu là phát triển các loại hình ngành nghề nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp trong GDP; tạo việc làm cho lao động nông thôn; góp phần xóa nghèo và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chương trình đề ra đến năm 2020 phải đạt được các chỉ tiêu cụ thể như: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn chiếm 20-25% giá trị sản xuất chung của từng huyện; Lao động tham gia ngành nghề nông thôn chiếm 18% trong tổng số lao động nông thôn; phát huy các yếu tố nội lực và ngoại lực trên cơ sở lợi thế của từng vùng, phấn đấu mỗi huyện có cụm công nghiệp và từng bước xây dựng mỗi xã có làng nghề.
Để thực hiện được mục tiêu trên, ngay trong năm 2009 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh đã đề ra sáu nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tiếp tục kiện toàn duy trì làng nghề hiện có, kết hợp giải quyết các vấn đề môi trường, đổi mới công nghệ, thiết bị, bồi dưỡng nghệ nhân, đào tạo thợ trẻ có tay nghề.
- Phát triển làng nghề mới gắn liền với quy hoạch phát triển cụm điểm Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đi đôi với việc xây dựng phong trào nông thôn mới để từng bước phát triển ngành nghề nông thôn cho đến tận xã và có những sản phẩm đặc trưng cho từng xã hoặc liên xã.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngành nghề nông thôn được mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm: hỗ trợ các công tác quảng cáo, triển lãm, đăng ký thương hiệu, xúc tiến thương mại, đầu tư, khuyến công để cho ngành nghề vượt qua những trở ngại, khó khăn khi tiếp cận thị trường.
- Tăng cường hỗ trợ thông tin để quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, tình hình giá cả thị trường và các vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức thông tin của ngành trong và ngoài tỉnh trong lĩnh vực phát triển phát triển ngành nghề nông thôn.
- Tăng cường vốn ngân sách nhà nước thông qua hoạt động khuyến công, khuyến nông, xúc tiến thương mại và đầu tư để đào tạo, tư vấn, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, tham gia học hỏi và xây dựng mô hình phát triển làng nghề.
- Nâng cao năng lực đào tạo các cơ sở dạy nghề hiện có, tăng cường cơ sở vật chất cho Trung tâm dạy nghề huyện đủ sức đào tạo nhân lực cho ngành nghề nông thôn và xuất khẩu lao động.
Trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp chủ yếu sau:
Một là, triển khai thực hiện các chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp, cụm tuyến công nghiệp và làng nghề, chương trình bảo tồn và phát triển gắn với tăng cường cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư đối với phát triển ngành nghề nông thôn, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng về thuế, cấp đất, cho thuê đất phục vụ sản xuất, vay vốn tín dụng, bảo lãnh tín dụng, xuất khẩu trực tiếp, hỗ trợ các dịch vụ công, đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Khuyến khích các hình thức hợp tác, hội nghề nghiệp, phân công sản xuất, từng bước hình thành chuyên môn hóa trong sản xuất của ngành hàng. Tiếp tục kiện toàn duy trì và củng cố phát triển làng nghề hiện có, kết hợp giải quyết các vấn đề môi trường, đổi mới công nghệ, thiết bị, bồi dưỡng nghệ nhân, đào tạo thợ trẻ.
Hai là, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn và xúc tiến thương mại. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngành nghề nông thôn được mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm. Từng bước tổ chức hội làng nghề và sản phẩm ngành nghề nông thôn, xây dựng các tiêu chuẩn giải thưởng, khuyến khích sáng tạo kiểu dáng mẫu mã, tăng cường xuất khẩu.
Ba là, phát triển quỹ tín dụng trong nông thôn để có thể huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhằm phục vụ phát triển sản xuất. Tăng cường vốn ngân sách Nhà nước thông qua hoạt động khuyến công, khuyến nông, xúc tiến thương mại và đầu tư để đào tạo, tư vấn, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, tham gia học hỏi và xây dựng mô hình phát triển làng nghề. Tranh thủ các nguồn vốn từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội trung ương, vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ, vốn đầu tư trực tiếp của thân nhân việt kiều vào phát triển làng nghề nông thôn.
Khai thác vốn tự có của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tham gia phát triển làng nghề dưới nhiều hình thức sản xuất - kinh doanh dịch vụ.
Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn được thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp ở huyện, liên xã, quy hoạch vùng nguyên liệu một cách hợp lý cho phát triển ngành nghề nông thôn.
Năm là, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triền ngành nghề nông thôn theo hướng tiêu thụ sản phẩm mới, sử dụng nguyên liệu có hiệu quả, thân thiện với môi trường. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở ứng dụng khoa học – công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, giảm tiêu hao nguyên liêu, năng lượng hạ giá thành sản xuất tăng sức cạnh tranh và đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Sáu là, nâng cao năng lực đào tạo các cơ sở dạy nghề hiện có, tăng cường cơ sở vật chất cho Trung tâm dạy nghề huyện đủ sức đào tạo nhân lực cho ngành nghề nông thôn và xuất khẩu lao động, nhất là cho thanh niên ở nông thôn.
Bảy là, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường thủy bộ đảm bảo vận tải hàng hóa cho các làng nghề, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng và phát triển đường điện 3 pha, hệ thống xử lý nước thải....để phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn./.
“Kích cầu” - những tác động trái chiều cần quan tâm  (22/04/2009)
“Kích cầu” - những tác động trái chiều cần quan tâm  (22/04/2009)
Những câu chuyện không bao giờ cũ về Điện Biên Phủ: Quyết định khó khăn nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp(1)  (22/04/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 13-4-2009 đến 19-4-2009)  (22/04/2009)
Việt Nam sẽ công bố báo cáo nhân quyền tại Liên hợp quốc  (21/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển