Việt Nam chính thức khởi động đàm phán FTA với 3 nước
Chiều 28-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ngài Vitor Borisovich Khristenko, Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban kinh tế Á - Âu thăm và làm việc tại Việt Nam.
Đánh giá cao chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của ngài Vitor Borisovich Khristenko, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và Nga, Belarus, Kazakhstan là quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy và đưa quan hệ hợp tác với Nga, Belarus, Kazakhstan ngày càng đi vào sâu rộng, thiết thực và hiệu quả.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng sau thời gian chuẩn bị, hai bên đã chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan; khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng đàm phán sẽ nỗ lực để cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan đàm phán thành công Hiệp định trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ngài Viktor Borisovich Khristenko đều cho rằng việc đàm phán thành công Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan sẽ tạo ra các cơ hội tốt cho thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban Kinh tế Á - Âu Viktor Khristenko đã tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan.
Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ban thường trực Ủy ban Kinh tế Á - Âu Viktor Khristenko, hai trưởng đoàn đàm phán là Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng phụ trách thương mại của Ủy ban kinh tế Á - Âu Andrey Slepnev đã ký thông báo chung về phiên làm việc đầu tiên của hai đoàn đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan.
Hai Bộ trưởng nhất trí sẽ đàm phán một Hiệp định Thương mại tự do phù hợp các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng thời có sự cân nhắc phù hợp đến những lĩnh vực nhạy cảm của mỗi nước và sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các bên. Hai Bộ trưởng nhất trí phạm vi và lĩnh vực điều chỉnh của Hiệp định sẽ bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, các quy tắc hợp tác kinh tế và các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm.
Hai Bộ trưởng nhất trí tại vòng đàm phán đầu tiên, các bên sẽ thảo luận chi tiết về phạm vi và lĩnh vực điều chỉnh của Hiệp định, cơ cấu và phương thức đàm phán.
Hai Bộ trưởng ghi nhận cơ cấu thương mại có tính bổ sung giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2012.
Hai Bộ trưởng nhất trí rằng việc tiếp tục tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua Hiệp định thương mại tự do sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương vượt mức 10 tỷ USD trước năm 2020 như lãnh đạo cấp cao đã đặt ra, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư và văn hóa giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan./.
"Tạo điều kiện cho hai tập đoàn dầu khí Việt-Nga"  (29/03/2013)
Đồng Nai phát huy vị thế kinh tế trọng điểm phía Nam  (29/03/2013)
Việt Nam ưu tiên phát triển quan hệ với Campuchia  (29/03/2013)
Quan hệ Việt Nam - Ma-lai-xi-a: Hướng tới hợp tác toàn diện và hiệu quả trong thế kỷ XXI  (29/03/2013)
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Ngoại giao truyền thống, kinh tế ưu tiên  (29/03/2013)
Hội nghị công tác đảng ngoài nước  (28/03/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên