Tổng thống Mianma thăm 5 nước EU
Ngày càng có nhiều nước châu Âu tìm cách cải thiện quan hệ và hợp tác với Mianma trong bối cảnh nước này đang nhanh chóng tiến hành các cải cách kinh tế và chính trị. Na Uy là nước châu Âu đầu tiên nới lỏng trừng phạt Mianma vào năm 2012, chỉ duy trì cấm vận vũ khí. Thủ tướng Na Uy Gien Xtôntenbớc (Jens Stoltenberg ) đã thăm Mianma hồi tháng 11-2012 và Na Uy đã mở đại sứ quán tại Yangun (Yangon) nhân chuyến thăm này. Mianma cũng vừa được xóa nợ quốc tế hơn 6 tỷ USD, bao gồm 354 triệu USD nợ của Na Uy.
Tháng 11-2012, các nhà lãnh đạo chính phủ hoặc quan chức cấp cao một số nước châu Âu, trong đó có Phần Lan, Áo và Italia đã gặp Tổng thống U Thên Xên bên lề Hội nghị Á - Âu (ASEM) lần thứ 10 tại Viêng Chăn (Lào), nhất trí tìm cách dỡ bỏ hoàn toàn các trừng phạt đối với Mianma, coi đây là một động thái thúc đẩy các nỗ lực cải cách và khuyến khích nước này tích cực tham gia các công việc quốc tế.
Thủ tướng Phần Lan Gicơri Catênnen (Jykri Katainen) cho biết các doanh nghiệp nước này sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Mianma và trợ giúp công nghệ cho phát triển giáo dục ở Mianma, tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương qua hoạt động khai thác nguồn tài nguyên dầu, khí và khoáng sản. Tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế của Phần Lan Haiđi Hauta (Heidi Hauta) trong chuyến thăm Nây Pi Đô nhấn mạnh rằng đã đến lúc thúc đẩy các quan hệ ngoại giao và hữu nghị giữa hai nước.
Bên lề Hội nghị ASEM tại Viêng Chăn, Thứ trưởng Tài chính Áo Anđrêát Sienđơ (Andreas Schiender) đã nhất trí hỗ trợ công nghệ cho Mianma giúp nước này xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển nông nghiệp. Trong chuyến thăm Mianma đầu tháng này, Chủ tịch Phòng Thương mại Áo Críttốp Lêít (Christoph Leitl) đã thảo luận với Tổng thống U Thên Xên về việc xây dựng quan hệ đối tác vì lợi ích lâu dài của hai bên, thông qua hợp tác về năng lượng và bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, giáo dục, y tế, ngân hàng, tài chính và công nghệ.
Thủ tướng Italia Mariô Mônti (Mario Monti) cam kết tăng viện trợ nhân đạo cho Mianma, xóa nợ cho nước này đồng thời cho vay mới với lãi suất thấp.
Mianma và EU đã có một bước tiến trong quan hệ kể từ chuyến thăm Mianma của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Hôxê Manuen Barôxô (Jose Manuel Barroso). Ba nước EU là Thụy Sĩ, Na Uy và Đan Mạch đã liên tiếp mở đại sứ quán tại Mianma vào tháng 11-2012. Mianma và EU đã ký một tuyên bố chung ở Yangun về việc EU ủng hộ tiến trình hòa bình tại Mianma và cung cấp hỗ trợ phát triển cho nước này. Sau khi các Ngoại trưởng EU ra thông báo tại Lúcxămbua ngày 23-4-2012 về việc dỡ bỏ hầu hết trừng phạt đối với Mianma trong vòng 1 năm, trừ cấm vận vũ khí, Đại diện cấp cao của EU về đối ngoại và an ninh Catơrin Astơn (Catherine Ashton) đã thăm Mianma và khai trương văn phòng đại diện tại Yangun, đồng thời mang theo một gói viện trợ phát triển nông nghiệp trị giá 150 triệu ơrô (euro). Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 9-2012 đã thông qua đề xuất đưa Mianma trở lại quy chế ưu đãi thương mại, cho phép nước này được hưởng miễn thuế và miễn hạn ngạch khi tiếp cận thị trường châu Âu, bắt đầu từ năm 2013./.
Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ: Cần sự tham gia của nam giới  (26/02/2013)
Tăng cường pháp chế để hạn chế hành vi cản trở báo chí tác nghiệp  (26/02/2013)
Xây dựng mạng lưới bệnh viện vệ tinh - hướng khắc phục tình trạng quá tải của bệnh viện hiện nay  (26/02/2013)
Những cái bắt tay!  (26/02/2013)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay