EU và Mỹ La-tinh tăng cường quan hệ đối tác chiến lược vì sự phát triển bền vững
17:08, ngày 04-02-2013
TCCSĐT - Trong 2 ngày 26 và 27-01-2013, Hội nghị thượng đỉnh cộng đồng các quốc gia Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê (CELAC- Community of Latin American and Caribbean States) với Liên minh châu Âu (EU) lần thứ 4 (gọi tắt là Hội nghị CELAC - EU) kết thúc thành công tại thủ đô Xan-ti-a-gô (Santiago) của Chi-lê nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược vì sự phát triển bền vững.
Tham dự hội nghị kéo dài 2 ngày này có khoảng 45 nhà lãnh đạo các nước EU và CELAC, trong đó có Chủ tịch Hội đồng châu Âu Héc-man Van Rôm-puy (Herman Van Rompuy), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Jose Manuel Barroso), Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken (Angela Merkel), Thủ tướng Tây Ban Nha Ma-ri-a-nô Ra-gioi (Mariano Rajoy), Tổng thống Bra-xin Đin-ma Rúp-xép (Dilma Rousseff), Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô (Raul Castro)...
Đây là Hội nghị lần đầu tiên có mặt đầy đủ đại diện của EU gồm 27 thành viên và các quốc gia tham gia CELAC - một tổ chức được thành lập vào tháng 12-2011 bao gồm tất cả các nước châu Mỹ, ngoại trừ Mỹ và Ca-na-đa, nhằm thúc đẩy thương mại khu vực và hợp tác về mặt thể chế. Theo chương trình nghị sự, Hội nghị thượng đỉnh EU - CELAC lần này sẽ thông qua Tuyên bố chung, Kế hoạch hành động và xác định một số hoạt động chính trong năm 2013, khi mà Cu-ba chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên CELAC.
Trước đó, ngày 24-01-2013, trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao lần thứ 6 tại thủ đô Bra-xi-li-a (Brasilia) của Bra-xin, Tổng thống Bra-xin Đin-ma Rút-xép và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Héc-man Van Rôm-puy đã hối thúc các nước nhanh chóng kết thúc tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do FTA (Free Trade Agreement) giữa EU và Khối thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR (Mercado Común del Sur). Hiện các cuộc đàm phán đang bế tắc do bất đồng về vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là chính sách trợ giá của EU. EU hiện là nhà đầu tư ngoài khối lớn nhất tại khu vực Mỹ La-tinh. Trong năm 2010, khoảng 3% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU là dành cho CELAC, trị giá 385 tỷ USD.
MERCOSUR được thành lập năm 1991 có 4 thành viên, gồm Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Pa-ra-goay và U-ru-goay. Với sự tham gia của Vê-nê-xu-ê-la từ tháng 7-2012, MERCOSUR đã trở thành tổ chức kinh tế mạnh về năng lượng và nông nghiệp, đại diện cho 70% người tiêu dùng của khu vực Nam Mỹ, với GDP lên đến 3.300 tỷ USD, chiếm 83,2% tổng GDP của khu vực Nam Mỹ. Trao đổi thương mại nội khối năm 2011 đạt 104,9 tỷ USD.
Trong buổi làm việc cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô và Tổng thống Bra-xin Đin-ma Rút-xép đã ký các thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. Theo thỏa thuận này, 100 nhà nghiên cứu của Bra-xin sẽ được gửi tới các viện nghiên cứu và trường đại học một số nước thành viên EU như Đức, Bỉ, Hà Lan v.v… trong khuôn khổ chương trình trao đổi chuyên môn mang tên "Khoa học không biên giới". Nội dung các chương trình hợp tác nghiên cứu tập trung vào các vấn đề cấp thiết như ngăn chặn thiên tai, kiểm soát khủng hoảng, chống biến đổi khí hậu, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công nghệ nano và năng lượng. Đến nay đã có khoảng 18.000 sinh viên Bra-xin được tham gia chương trình "Khoa học không biên giới", theo học tại nhiều nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và châu Đại dương. Bra-xin đang đặt mục tiêu tới năm 2014, con số này sẽ đạt 100.000 người.
Ngay trong ngày khai mạc Hội nghị, EU và CELAC đã thống nhất quan điểm cho rằng, hai bên sẽ đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy tự do thương mại. Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Chi-lê Xê-ba-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê (Sebastián Piñera Echenique) Đã kêu gọi 2 khối thành lập một liên minh chiến lược mới nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong bài phát biểu, ông X. Pi-nhê-ra nêu bật ý nghĩa của Hội nghị EU - CELAC lần này và nhấn mạnh, Hội nghị diễn ra không chỉ đúng thời điểm mà còn mang tính cấp bách trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu. Trong điều kiện đó, các nền kinh tế khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có thể góp phần cùng EU giải quyết khó khăn nhằm thoát khỏi khủng hoảng.
Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo các nước EU và CELAC đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở và không phân biệt đối xử dựa trên các quy định hiện hành. Các nhà lãnh đạo EU và CELAC còn cam kết tiếp tục hợp tác kinh tế, đồng thời thông qua một kế hoạch mới thúc đẩy hợp tác về pháp luật nhằm đấu tranh chống các tổ chức tội phạm.
Tuyên bố chung nhấn mạnh mục tiêu phát triển bền vững và khẳng định rằng, việc tăng trưởng kinh tế không song hành với tình trạng bất bình đẳng hay hủy hoại môi trường. Tuyên bố cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Cu-ba, đồng thời chỉ trích Đạo luật Helms-Burton của Mỹ đơn phương áp dụng từ năm 1996 nhằm tăng cường bao vây cấm vận chống Cu-ba.
Liên quan đến tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Khối thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR, Tổng thống Ác-hen-ti-na Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ (Cristina Fernández de Kirchner) nhấn mạnh, các cuộc đàm phán với EU cần được tái khởi động dựa trên một nền cơ sở mới mà không dựa trên các quyết định thông qua tại hội nghị được tổ chức năm 2004. Bà Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ còn đề nghị thiết lập một Ủy ban đặc biệt của MERCOSUR nhằm đưa ra các đề xuất mới đối với EU vào cuối năm 2013. Hiện các cuộc đàm phán về FTA giữa 2 khối này đang bế tắc do bất đồng về vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là chính sách trợ giá của EU.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Mỹ La-tinh và EU bảo đảm môi trường đầu tư bền vững cũng như chống lại mọi hình thức bảo hộ mậu dịch. Ông Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô nhận định, đây là những vấn đề mấu chốt sẽ tạo điều kiện cải thiện chất lượng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả hai khối. Còn Chủ tịch Hội đồng châu Âu Héc-man Van Rôm-puy khẳng định rằng, các cuộc thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị EU - CELAC lần này đã tiếp thêm nguồn năng lượng mới và tạo đà cho mối quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Phát biểu trong phiên bế mạc Hội nghị, Tổng thống Chi-ê Xê-ba-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê tuyên bố, EU - CELAC là "khối liên minh mới" để phối hợp nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Ông Xê-ba-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê nhấn mạnh, đã đến lúc EU và CELAC cần phải hành động và hợp tác "vì một tương lai tốt đẹp hơn".
Ngày 28-01-2013, các nhà lãnh đạo CELAC đã tổ chức riêng một Hội nghị cấp cao, trong đó Chi-lê chuyển giao chức chủ tịch luân phiên CELAC năm 2013 cho Cu-ba. Hai khối nhất trí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU - CELAC vào năm 2015 tại Brúc-xen (Brussels), thủ đô Vương quốc Bỉ./.
Đây là Hội nghị lần đầu tiên có mặt đầy đủ đại diện của EU gồm 27 thành viên và các quốc gia tham gia CELAC - một tổ chức được thành lập vào tháng 12-2011 bao gồm tất cả các nước châu Mỹ, ngoại trừ Mỹ và Ca-na-đa, nhằm thúc đẩy thương mại khu vực và hợp tác về mặt thể chế. Theo chương trình nghị sự, Hội nghị thượng đỉnh EU - CELAC lần này sẽ thông qua Tuyên bố chung, Kế hoạch hành động và xác định một số hoạt động chính trong năm 2013, khi mà Cu-ba chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên CELAC.
Trước đó, ngày 24-01-2013, trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao lần thứ 6 tại thủ đô Bra-xi-li-a (Brasilia) của Bra-xin, Tổng thống Bra-xin Đin-ma Rút-xép và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Héc-man Van Rôm-puy đã hối thúc các nước nhanh chóng kết thúc tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do FTA (Free Trade Agreement) giữa EU và Khối thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR (Mercado Común del Sur). Hiện các cuộc đàm phán đang bế tắc do bất đồng về vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là chính sách trợ giá của EU. EU hiện là nhà đầu tư ngoài khối lớn nhất tại khu vực Mỹ La-tinh. Trong năm 2010, khoảng 3% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU là dành cho CELAC, trị giá 385 tỷ USD.
MERCOSUR được thành lập năm 1991 có 4 thành viên, gồm Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Pa-ra-goay và U-ru-goay. Với sự tham gia của Vê-nê-xu-ê-la từ tháng 7-2012, MERCOSUR đã trở thành tổ chức kinh tế mạnh về năng lượng và nông nghiệp, đại diện cho 70% người tiêu dùng của khu vực Nam Mỹ, với GDP lên đến 3.300 tỷ USD, chiếm 83,2% tổng GDP của khu vực Nam Mỹ. Trao đổi thương mại nội khối năm 2011 đạt 104,9 tỷ USD.
Trong buổi làm việc cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô và Tổng thống Bra-xin Đin-ma Rút-xép đã ký các thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. Theo thỏa thuận này, 100 nhà nghiên cứu của Bra-xin sẽ được gửi tới các viện nghiên cứu và trường đại học một số nước thành viên EU như Đức, Bỉ, Hà Lan v.v… trong khuôn khổ chương trình trao đổi chuyên môn mang tên "Khoa học không biên giới". Nội dung các chương trình hợp tác nghiên cứu tập trung vào các vấn đề cấp thiết như ngăn chặn thiên tai, kiểm soát khủng hoảng, chống biến đổi khí hậu, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công nghệ nano và năng lượng. Đến nay đã có khoảng 18.000 sinh viên Bra-xin được tham gia chương trình "Khoa học không biên giới", theo học tại nhiều nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và châu Đại dương. Bra-xin đang đặt mục tiêu tới năm 2014, con số này sẽ đạt 100.000 người.
Ngay trong ngày khai mạc Hội nghị, EU và CELAC đã thống nhất quan điểm cho rằng, hai bên sẽ đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy tự do thương mại. Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Chi-lê Xê-ba-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê (Sebastián Piñera Echenique) Đã kêu gọi 2 khối thành lập một liên minh chiến lược mới nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong bài phát biểu, ông X. Pi-nhê-ra nêu bật ý nghĩa của Hội nghị EU - CELAC lần này và nhấn mạnh, Hội nghị diễn ra không chỉ đúng thời điểm mà còn mang tính cấp bách trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu. Trong điều kiện đó, các nền kinh tế khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có thể góp phần cùng EU giải quyết khó khăn nhằm thoát khỏi khủng hoảng.
Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo các nước EU và CELAC đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung tái khẳng định cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở và không phân biệt đối xử dựa trên các quy định hiện hành. Các nhà lãnh đạo EU và CELAC còn cam kết tiếp tục hợp tác kinh tế, đồng thời thông qua một kế hoạch mới thúc đẩy hợp tác về pháp luật nhằm đấu tranh chống các tổ chức tội phạm.
Tuyên bố chung nhấn mạnh mục tiêu phát triển bền vững và khẳng định rằng, việc tăng trưởng kinh tế không song hành với tình trạng bất bình đẳng hay hủy hoại môi trường. Tuyên bố cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Cu-ba, đồng thời chỉ trích Đạo luật Helms-Burton của Mỹ đơn phương áp dụng từ năm 1996 nhằm tăng cường bao vây cấm vận chống Cu-ba.
Liên quan đến tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và Khối thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR, Tổng thống Ác-hen-ti-na Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ (Cristina Fernández de Kirchner) nhấn mạnh, các cuộc đàm phán với EU cần được tái khởi động dựa trên một nền cơ sở mới mà không dựa trên các quyết định thông qua tại hội nghị được tổ chức năm 2004. Bà Crít-xti-na Phéc-nan-đét đờ Kít-xnơ còn đề nghị thiết lập một Ủy ban đặc biệt của MERCOSUR nhằm đưa ra các đề xuất mới đối với EU vào cuối năm 2013. Hiện các cuộc đàm phán về FTA giữa 2 khối này đang bế tắc do bất đồng về vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là chính sách trợ giá của EU.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Mỹ La-tinh và EU bảo đảm môi trường đầu tư bền vững cũng như chống lại mọi hình thức bảo hộ mậu dịch. Ông Giô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô nhận định, đây là những vấn đề mấu chốt sẽ tạo điều kiện cải thiện chất lượng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả hai khối. Còn Chủ tịch Hội đồng châu Âu Héc-man Van Rôm-puy khẳng định rằng, các cuộc thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị EU - CELAC lần này đã tiếp thêm nguồn năng lượng mới và tạo đà cho mối quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Phát biểu trong phiên bế mạc Hội nghị, Tổng thống Chi-ê Xê-ba-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê tuyên bố, EU - CELAC là "khối liên minh mới" để phối hợp nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Ông Xê-ba-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê nhấn mạnh, đã đến lúc EU và CELAC cần phải hành động và hợp tác "vì một tương lai tốt đẹp hơn".
Ngày 28-01-2013, các nhà lãnh đạo CELAC đã tổ chức riêng một Hội nghị cấp cao, trong đó Chi-lê chuyển giao chức chủ tịch luân phiên CELAC năm 2013 cho Cu-ba. Hai khối nhất trí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU - CELAC vào năm 2015 tại Brúc-xen (Brussels), thủ đô Vương quốc Bỉ./.
Toàn thể đồng bào trong nước cũng như ở nước ngoài, đoàn kết một lòng, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn  (03/02/2013)
"Không để một người dân nào thiếu đói trong dịp Tết"  (03/02/2013)
Kiều bào luôn đồng hành với sự phát triển của đất nước  (03/02/2013)
Chương trình giao lưu, ca múa nhạc đặc biệt: Mãi mãi niềm tin theo Đảng  (03/02/2013)
Tổ chức gặp mặt mừng Xuân Quý Tỵ 2013 tại nhiều nước  (02/02/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển