Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cần khắc phục quá tải ở các bệnh viện
20:18, ngày 24-01-2013
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành y tế phải tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp khắc phục tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, nhất là những bệnh viện chuyên khoa.
Sáng 24-1, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị ngành y tế tiếp tục quan tâm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; công tác thanh tra, kiểm tra; kiện toàn tổ chức bộ máy ngành từ Trung ương đến địa phương; củng cố và phát triển hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở, mạng lưới y tế dự phòng; quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh…
Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tất cả các tuyến, từ bệnh viện ở tuyến Trung ương đến các bệnh xá, cơ sở y tế ở xã, phường, thôn bản cần được nâng cao hơn nữa. Ngành cần tiếp tục phát huy y đức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc đối với bệnh nhân gắn liền với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ngành y tế tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho ngành, đưa các thiết bị hiện đại vào phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, kết hợp với y học cổ truyền; phát huy hiệu quả mô hình quân dân y kết hợp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...; tiếp tục triển khai mở rộng việc chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên về tuyến dưới để nâng cao chất lượng điều trị, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành tập trung triển khai thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo mua bảo hiểm y tế; cải cách thủ tục hành chính, thủ tục thanh toán bảo hiểm để tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người dân khi đến các cơ sở khám chữa bệnh.
Ngành y tế cần phải khắc phục bằng được tình trạng mất cân bằng giới tính, không thể coi nhẹ thực trạng này; tăng cường hơn nữa công tác thông tin, truyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân, về dân số kế hoạch hóa gia đình.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những kết quả mà ngành y tế đạt được trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong năm 2012.
Tình trạng sức khỏe của người dân trong những năm qua đã được cải thiện rõ rệt, hầu hết các chỉ số về sức khỏe của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước có cùng thu nhập. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đạt 73 tuổi.
Việt Nam là một trong số ít nước đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trước từ 2-4 năm như giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi, dưới 1 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng; tỷ số tử vong mẹ giảm mạnh từ những năm 1990; khống chế bệnh sốt rét, HIV/AIDS và các bệnh dịch lây nguy hiểm…
Mạng lưới y tế được xây dựng rộng khắp từ Trung ương đến thôn bản. Hoạt động y tế dự phòng được tăng cường, giám sát dịch chặt chẽ, khống chế và dập dịch kịp thời, ứng phó được các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiên tai, thảm họa như bão, lũ, lụt lội,…
Đến nay, 100% số xã và trên 90% số thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động, 99% xã có nhà trạm; 72% số xã có bác sĩ hoạt động; 95% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 80% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã và khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế… Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2012 đạt khoảng 68%, tăng gấp đôi so với năm 2001.
Sau 2 năm thực hiện đề án 1816 về cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới đã thu hút hơn 11.000 lượt cán bộ y tế tuyến trên luân phiên hỗ trợ tuyến dưới với 6.676 kỹ thuật được chuyển giao.
Cán bộ luân phiên đã khám, điều trị cho hơn 1,1 triệu lượt lượt bệnh nhân, trực tiếp thực hiện trên 23.360 ca phẫu thuật. Kết quả chung đã giảm được trung bình 30% mức quá tải bệnh viện tuyến trên.
Đặc biệt, nhiều kỹ thuật cao lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công đạt chất lượng ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, như ghép thận, ghép giác mạc, ghép tế bào gốc, ghép gan, ghép tủy…
Chất lượng nhân lực y tế được cải thiện rõ rệt. Đến nay số nhân lực y tế của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao, tăng từ 29,2/10.000 dân (năm 2001) lên 34,4/10.000 dân năm 2012.
Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của ngành y tế như tình trạng quá tải bệnh viện Trung ương và các thành phố lớn vẫn còn cao. Các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển khu vực ngoài công lập (xã hội hóa) chưa đủ mạnh để có thể huy động tối đa các nguồn lực của xã hội cho chăm sóc sức khỏe. Chính sách viện phí còn chậm đổi mới, không bảo đảm cân đối thu, chi của đơn vị…
Tại Hội nghị, các địa biểu đã nghe tham luận của lãnh đạo các địa phương, bệnh viện về kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tại Đà Nẵng; về tình hình thực hiện giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh để thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ tại tỉnh Điện Biên; hiệu quả đầu tư từ trái phiếu Chính phủ tại Bệnh viện đa khoa Tam Nông, Đồng Tháp…/.
Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI  (24/01/2013)
Hà Nội: Gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện các nhiệm vụ chính trị  (24/01/2013)
Việt Nam - Lào: Tăng cường hợp tác Văn phòng Chủ tịch nước  (24/01/2013)
Phiên họp thứ 9 Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương  (24/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay