Tạo thêm động lực đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới
Năm nay, tròn 35 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, cũng là thời điểm đánh dấu những bước phát triển mới sâu sắc giữa hai nước. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21-9-1973 đến nay, quan hệ hai nước luôn luôn phát triển và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Đây cũng là thời gian, hai nước đã dành cho nhau nhiều tình cảm và sự quan tâm sâu sắc.
Mối quan hệ tốt đẹp đó được bắt nguồn từ sự tương đồng về văn hoá giữa hai nước. Và ngày nay, đông đảo nguời dân Việt Nam và Nhật Bản vẫn luôn nhớ về những ký ức đẹp, về mối giao lưu từ lâu đời giữa hai nước.
Cách đây bốn thế kỷ đã có nhiều thương gia Nhật Bản sang Việt Nam làm ăn, để lại nhiều di tích ở thị xã Hội An và đặt nền móng cho bang giao giữa hai nước. Trong những năm đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam đã dấy lên phong trào Đông Du sang Nhật Bản học tập chính sách canh tân. Sự phát triển - được coi là thần kỳ của Nhật Bản trong thế kỷXX và hiện nay, những kỳ tích về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của đất nước Mặt trời mọc, luôn được nhân dân Việt Nam coi trọng và đánh giá cao.
Những dấu ấn tốt đẹp đó đã tạo nên những mốc có ý nghĩa trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản suốt 35 năm qua. Trong đó, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tuớng Võ Văn Kiệt năm 1993 là mốc quan trọng đầu tiên, vì sau đó Nhật Bản đã đặt ưu tiên cao vào mối quan hệ với Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng 6 lần thăm Nhật Bản để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006 với việc hai nước thông qua Thông cáo chung nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm chiến lược. Đặc biệt, chuyển thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 11 năm 2007, với tuyên bố chung giữa hai nước, đã làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, theo hướng đối tác chiến lược.
Về phía Nhật Bản, từ năm 1994 đến nay, Hoàng tử A-ki-hi-tô và 5 Thủ tuớng đã sang thăm Việt Nam. Qua đó, hai nước đã hình thành những giai đoạn phát triển có ý nghĩa, bắt đầu từ: “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, sau đó đã nhanh chóng được nâng lên thành “đối tác bền vững”, để rồi những năm gần đây phát triển mạnh mẽ thành quan hệ “hướng tới đối tác chiến lược”.
Những bước đi liên tục được nâng tầm chiến lược như vậy, đã tạo nền tảng vững chắc, ổn định cho quan hệ giữa hai nước. Cũng chính vì thế, những năm gần đây, liên tục có nhiều thay đổi trong Chính phủ Nhật Bản, nhưng tình hữu nghị giữa hai nước không thay đổi. Chính phủ và nhân dân Nhật bản vẫn luôn dành cho Việt Nam những tình cảm thân thiện.
Hơn thế nữa, ngày nay, dấu ấn trợ giúp của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện diện trên tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội và ở mọi miền của Việt Nam. Hiện, Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển ODA lớn nhất cho Việt Nam, với tổng số tiền gần 13 tỉ đô-la, chiếm 30% tổng số vốn ODA mà cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam. Nhật Bản còn là một trong những có vốn đầu tư trực tiếp FDI nhiều nhất và hiệu quả nhất tại Việt Nam. Và từ năm 2005 đến nay, số dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tăng nhanh và mạnh mẽ, trên 928 dự án, tạo thành làn sóng đầu tư mới ở Việt Nam.
Nhật Bản cũng là một trong những đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2007 đạt gần 12 tỉ đô-la. Hai bên phấn đấu đến năm 2010, con số này sẽ lên 15 tỉ đô-la. Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 12-2007 của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chính phủ Nhật Bản còn quyết định giúp Việt Nam thực hiện ba dự án lớn về đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc – Nam và khu công nghiệp Hoà Lạc và một số dự án khác có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
Việc hai bên đang thực hiện tốt các thoả thuận, để nhanh chóng ký Hiệp định Đối tác kinh tế song phương EPA cũng thể hiện quyết tâm cao của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong việc phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản theo hướng ổn định, bền vững.
Đây là những kết quả quan trọng có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với quan hệ giữa hai nước, mà cả với sự phát triển của mỗi nước. Những thành tựu đó càng làm cho Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, có ý nghĩa, tạo động lực, niềm tin để lãnh đạo và nhân dân hai nước tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới./.
Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 2 - Duy trì sự tăng trưởng  (19/09/2008)
Một số vấn đề cấp bách về khiếu nại hành chính  (19/09/2008)
Vài nét về Ngân hàng Lehman Brothers  (19/09/2008)
Lehman Brothers phá sản - cú sốc mới cho thị trường tài chính toàn cầu  (19/09/2008)
Bão lại nổi giữa “sân sau” của Mỹ  (19/09/2008)
Thực hiện một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng  (19/09/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên