Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ “Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững”
TCCSĐT - Ngày 10-12-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) với chủ đề “Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững”.
Phát biểu khai mạc Hội nghị CG năm 2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ, cải thiện phương thức đối thoại để sử dụng nguồn vốn hỗ trợ hiệu quả hơn nữa.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều khích lệ. Trong đó, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng cả năm dự báo được kiềm chế ở mức 7,5%. So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa… Tỷ giá đã cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng và đặc biệt là quá trình tái cơ cấu đã có những kết quả ban đầu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, năm 2013 dự báo vẫn là thời gian khó khăn với Việt Nam cũng như cộng đồng các nhà tài trợ. Chính vì thế, việc phân bổ ngân sách của các nhà tài trợ cho Việt Nam sẽ có không ít khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam mong được cộng đồng tiếp tục hỗ trợ vì đây là nguồn vốn quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. “Chính phủ phấn đấu giải ngân ODA hiệu quả để tương xứng với nguồn vốn này”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định.
Về lâu dài, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2015 sẽ là một thách thức nhưng Việt Nam tin tưởng, với kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các nước, Việt Nam sẽ thành công trong việc thực hiện những mục tiêu đặt ra.
Các đại biểu tham dự Hội nghị CG. Ảnh: Chinhphu.vn |
Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam năm qua, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng xu hướng tăng trưởng chậm lại của Việt Nam đã cho thấy những giới hạn về cơ cấu và tính năng động của nền kinh tế. Ngoài ra, những nguồn lực chưa đủ mạnh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công là những nguyên nhân được bà Kwakwa chỉ ra.
Theo đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Việt Nam đã xác định rõ những nguyên nhân này nhưng điều quan trọng là cần có sự quyết tâm và hành động cụ thể. “Giai đoạn hiện nay Việt Nam cần chuyển đổi từ chính sách sang hành động cụ thể. Để làm được điều này, phải có nguồn lực và các đối tác cam kết nguồn lực này cho Việt Nam”, bà Victoria Kwakwa nói.
Bà Kwakwa cho rằng, Việt Nam cần xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng tốt giúp chuyển đổi sang nền kinh tế nâng suất cao. Điều này đòi hỏi sự củng cố cho toàn hệ thống hệ giáo dục, từ tiểu học tới đại học, bao gồm cả dạy nghề.
Ngoài ra, bà Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cũng nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề đất đai. “Việt Nam phải linh động hơn trong việc sử dụng đất nông nghiệp và có quy định rõ ràng trong việc đền bù đất. Trường hợp bắt buộc phải thu hồi thì phải bảo đảm cuộc sống cho người dân”, bà Kwakwa lưu ý.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, mối liên hệ giữa các ngành của Việt Nam cần rõ ràng và tăng cường hơn. Quá trình tái cơ cấu cần vai trò rất quan trọng của sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước. Nếu sự liên hệ này không nhịp nhàng và chặt chẽ thì sẽ rất khó thống nhất để thúc đẩy quá trình quan trọng này.
Đại diện ADB cũng nhấn mạnh việc tăng tính minh bạch trong quá trình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để áp dụng tại Việt Nam.
Theo bà Kwawa, vai trò huy động ODA ở CG không còn phù hợp mà cần một nền tảng để đối thoại. Nét mới của Hội nghị lần này là có thêm các đối tác là các tổ chức dân sự xã hội.
Chia sẻ ý kiến về phát triển kinh tế Việt Nam tại diễn đàn này, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki cho rằng, để hiện thực hóa tăng trưởng bền vững, Việt Nam được mong chờ sẽ đồng thời thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng. Với quan điểm này, Đại sứ Nhật Bản nêu ra 3 thách thức mà Việt Nam cần giải quyết:
Thứ nhất, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước láng giềng ngày càng gia tăng, Việt Nam cần chọn ra các ngành công nghiệp chiến lược có nhiều tiềm năng giúp tăng cường giá trị gia tăng và tính cạnh tranh, phân bổ các nguồn lực một cách tập trung để đẩy mạnh dòng vốn FDI vào Việt Nam và đẩy mạnh hiệu ứng lan tỏa với các doanh nghiệp trong nước, trong các ngành công nghiệp chiến lược này.
Thứ hai, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó, chúng tôi đặc biệt mong đợi có nều sáng kiến hơn nữa từ các cơ quan Nhà nước của Chính phủ Việt Nam nhằm nắm bắt đầy đủ những nhu cầu và khó khăn của các doanh nghiệp và phản ánh một cách kịp thời vào các chính sách.
Thứ ba, Việt Nam cần sử dụng nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA một cách hiệu quả và chiến lược hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu tài chính quy mô lớn của đất nước mình. Đáp lại, Nhật Bản sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng.
Phát biểu cuối phiên làm việc sáng 10-12 của Hội nghị CG, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định quyết tâm này và bày tỏ sự cảm ơn với các chuyên gia kinh tế quốc tế, các nhà tài trợ. “Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi xin chân thành cám ơn những ý kiến rất trách nhiệm, xây dựng, thiết thực của bà Giám đốc WB tại Việt Nam cũng như tất cả các bạn” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị CG. Ảnh: Chinhphu.vn |
Thủ tướng cũng cảm ơn những đánh giá tốt, tích cực của các nhà tài trợ về thành tưu đạt được trên các mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam và những ý kiến thẳng thắn nêu lên những hạn chế yếu kém của Việt Nam.
Theo Thủ tướng, qua mỗi phiên họp CG 20 năm qua, các nhà tài trợ đã hợp tác, theo sát từng bước truởng thành của Việt Nam. Từ một quốc gia nghèo đầu những năm 1990, đến nay, Việt Nam vuơn lên thành một nước thu nhập trung bình. Đồng thời, Việt Nam đã sớm hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ xóa đói giảm nghèo.
Về tình hình kinh tế Việt Nam, theo Thủ tướng, bước vào năm 2012 trong bối cảnh trao đổi thuơng mại toàn cầu giảm. Nhiều đối tác kinh tế của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn.. “Trong nước chúng tôi phải đối phó với lạm phát cao, tín dụng tăng truởng thấp, đời sống nhân dân khó khăn nhất là nguời nghèo… Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tài khóa chặt chẽ, bảo đảm an sinh xã hội, nhờ đó tình kình kinh tế - xã hội 2012 đã có nhiều tích cực. Bằng chứng: Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, GDP cả năm ước đạt 5,2%.
Thủ tướng cũng nêu bật những thành tựu của nông nghiệp Việt Nam, trong đó có việc xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo. “Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nông nghiệp Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển đất nước” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Một thành công nữa trong năm 2012 được Thủ tướng đề cập trước các nhà tài trợ là lạm phát kiềm chế ở mức khoảng 7,5%. Mặc dù kinh tế thế giới khó khăn, nhưng xuất khẩu tăng khoảng 18%, cơ bản cân bằng cán cân xuất-nhập khẩu. Dự trữ ngoại hối tăng gần 12 tuần nhập khẩu, cán cân kinh tế thặng dư gần 8 tỷ USD.
Theo đánh giá của Thủ tướng, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã có kết quả bước đầu trong đó có việc tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị truờng tài chính ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi truờng, an sinh xã hộ và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Việt Nam đã giữ vững ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an toàn xã hội.
Trước các nhà tài trợ, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt. Trước hết là kinh tế vĩ mô, kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do hàng tồn kho, lãi suất cao, năng lực sản xuất hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu. Do nguồn lực có hạn, việc mở rộng diện và mức an sinh xã hội, tạo việc làm, cải cách tiền lương chưa đáp ứng đuợc yêu cầu.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều. Dù nhiều nỗ lực nhưng cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu. “Việc này Chính phủ Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng, các khó khăn thách thức trên đòi hỏi Chính phủ phải điều hành linh hoạt hơn, huy động mọi nguồn lực trong nuớc, thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn, đạt tăng truởng cao hơn trong năm 2013 và tạo sự phát triển bền vững trong dài hạn như chủ đề của CG năm nay.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu 2013 do Quốc hội đề ra, Chính phủ Việt Nam tập trung thực hiện tăng truởng kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn, lạm phát thấp hơn 2013. Dự kiến 2013, tăng trưởng 5,5% và lạm phát khoảng 6,5%, cải thiện cán cân thanh toán, thông tin kịp thời minh bạch về tình hình kinh tế vĩ mô nhằm tăng niềm tin của thị truờng, nhà dầu tư.
Với mục tiêu GDP năm 2013 cao hơn 2012, Chính phủ tập trung giúp doanh nghiệp giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên tín dụng cho hàng xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cân nhắc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việt Nam cũng sẽ quan tâm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng truởng theo hướng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tập trung chỉ đạo tái cơ cấu sản xuất, đầu tư chuyển huớng vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng năng luợng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Trong đó, Chính phủ đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Thủ tướng cũng mong muốn các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ tăng cường hợp tác công tư (PPP) để phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực đất đai, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư từ ngoài nhà nuớc để phát triển hạ tầng.
Một nội dung quan trọng nữa được Thủ tướng đề cập là việc Chính phủ Việt Nam nâng cao điều hành, cải cách hành chính, giảm thời gian làm thủ tục với công dân và doanh nghiệp, phòng chống lãng phí, tạo môi trường cạnh tranh, thu hút mạnh mẽ đầu tư nuớc ngoài. “Chúng tôi đặt mục tiêu, môi trường kinh doanh hấp dẫn không thua kém các quốc gia trong khu vực. Chúng tôi bước vào 2013 với niềm tin mạnh mẽ, đẩy mạnh tái cơ cấu, tạo đà cho phát triển bền vững thời gian tới. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không coi thường các thách thức, hết sức nỗ lực đạt mục tiêu đề ra” - Thủ tướng khẳng định.
Bên cạnh ý chí tự cường của mình, Thủ tướng mong muốn và tin rằng, các nhà tài trợ quốc tế tiếp tục đồng hành với Việt Nam trên chặng đuờng mới đầy khó khăn nhưng nhiều triển vọng tốt đẹp.
* Chiều cùng ngày, các nhà tài trợ đã nghe báo cáo, đối thoại về vấn đề liên quan đến đất đai; thảo luận việc đổi mới phương thức tổ chức Hội nghị CG và họp phiên bế mạc…/.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt Gia Lai  (10/12/2012)
Năm 2013: Nhật Bản tiếp tục tài trợ 2,6 tỷ USD cho Việt Nam  (10/12/2012)
Thông tin mới về nhà ở xã hội  (10/12/2012)
Kinh tế thế giới trên đà phục hồi  (10/12/2012)
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước  (10/12/2012)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 3 đến ngày 9-12-2012  (10/12/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay