Thông tin mới về nhà ở xã hội
Người mua nhà ở xã hội được phép bán lại sau khi trả hết tiền theo hợp đồng đã ký kết và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhưng phải bảo đảm thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua.
Thông tin trên được nêu trong dự thảo Nghị định về Phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa được Bộ Xây dựng công bố lấy ý kiến nhân dân.
Quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội
Theo dự thảo, nhà ở xã hội được dành để giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho các đối tượng: Người có công với cách mạng; người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức, viên chức, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở; công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các khu công nghiệp; học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân, không phân biệt công lập hay ngoài công lập; đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội của các đối tượng trên, dự thảo nêu rõ, trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất và chỉ đạo cơ quan chức năng xác định cụ thể địa điểm, quy mô diện tích đất của từng dự án phát triển nhà ở xã hội đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để giao cho các chủ đầu tư triển khai việc đầu tư xây dựng.
Dự thảo cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới, không phân biệt quy mô diện tích đất tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất xây dựng nhà ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các dự án này để xây dựng nhà ở xã hội.
Đề xuất thí điểm xây nhà ở xã hội 25-90m2/căn
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các đô thị thì tiêu chuẩn thiết kế nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở; tại khu vực khác thì có thể xây dựng nhà ở liền kề thấp tầng.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, II thì phải là nhà chung cư, không khống chế số tầng. Tiêu chuẩn thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 30m2, tối đa không quá 70m2.
Đồng thời, Bộ Xây dựng đề xuất cho phép chủ đầu tư áp dụng thí điểm việc thiết kế diện tích sàn mỗi căn hộ chung cư tối thiểu là 25m2, tối đa đến 90m2.
Không chuyển nhượng nhà ở xã hội trong tối thiểu 5 năm
Bên cạnh đó, dự thảo nêu rõ nhà ở xã hội phải được bán, cho thuê, thuê mua theo đúng đối tượng; mỗi hộ gia đình cá nhân chỉ được giải quyết hỗ trợ nhà ở xã hội một lần theo quy định.
Trường hợp cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì người thuê mua phải nộp tiền lần đầu bằng 20% giá trị nhà ở, phần còn lại được nộp theo thời hạn do bên cho thuê mua quy định nhưng phải bảo đảm thời gian tối thiểu là 10 năm, kể từ ngày ký hợp đồng.
Trường hợp nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tính đủ các chi phí để thu hồi vốn, kể cả lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn.
Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.
Người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán lại hoặc cho thuê sau khi trả hết tiền theo hợp đồng đã ký kết và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhưng phải bảo đảm thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.
Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán lại nhà ở xã hội cho người khác thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn nhà đó, tính theo giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán lại nhà ở./.
Kinh tế thế giới trên đà phục hồi  (10/12/2012)
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước  (10/12/2012)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 3 đến ngày 9-12-2012  (10/12/2012)
Quy chế Chất vấn trong Đảng và những vấn đề đặt ra  (10/12/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay