Tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu về lịch sử truyền thống đoàn kết, hữu nghị Việt Nam và Cam-pu-chia
Bày tỏ vui mừng đón tiếp Đoàn đại biểu công dân Cam-pu-chia, những người có công giúp đỡ chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam trước đây, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Kiền cho biết, chuyến thăm của Đoàn góp phần củng cố tình hữu nghị đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Kiền chia sẻ vai trò của cơ quan chuyên trách duy nhất về đối ngoại nhân dân; về vai trò của đối ngoại nhân dân trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay.
Nhấn mạnh đến các hoạt động đoàn kết, hữu nghị được tổ chức thời gian qua nhân dịp Năm Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia 2012, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Kiền cho rằng, những hoạt động giao lưu hữu nghị cần được tổ chức thường xuyên nhằm thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai nước.
Ông Lim Chhay, Phó Quốc Vụ khanh, Bộ Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi thanh niên Cam-pu-chia phát biểu bày tỏ cảm ơn sự đón tiếp của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Điểm lại truyền thống đoàn kết đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân hai nước trước đây; cảm ơn sự hy sinh xương máu của quân đội nhân dân Việt Nam góp phần giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn-pốt, ông Lim Chhay bày tỏ vui mừng và khâm phục sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo...
Đánh giá cao các hoạt động hỗ trợ sinh viên Cam-pu-chia đang học tập tại Việt Nam, ông Lim Chhay đồng tình với ý kiến của Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Kiền cho rằng, thời gian tới, các tổ chức hữu nghị nhân dân hai nước cần tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ hai nước hiểu biết và phát huy lịch sử truyền thống đoàn kết hữu nghị Việt Nam và Cam-pu-chia. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ, đỡ đầu sinh viên Cam-pu-chia đang học tập tại Việt Nam rất cần được mở rộng, phát huy nhằm thiết thực góp phần gắn kết tình cảm gắn bó giữa nhân dân Cam-pu-chia và Việt Nam./.
Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện: Khuôn khổ hợp tác mới cho quan hệ Việt Nam - EU  (24/10/2012)
Nâng cao năng lực triển khai Chiến lược và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới  (24/10/2012)
Thông cáo của Bộ Ngoại giao về Cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ hai  (24/10/2012)
Hội thảo khu vực lần thứ 11 của Sáng kiến về chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (24/10/2012)
Tăng cường vai trò của xã hội, báo chí trong phòng, chống tham nhũng  (24/10/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên