Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện: Khuôn khổ hợp tác mới cho quan hệ Việt Nam - EU
Tham dự Hội thảo có: Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Phrăng Giet-xen; đại diện Đại sứ quán các nước thành viên EU, một số doanh nghiệp EU tại nước ta; đại diện các bộ, ngành hữu quan và một số tỉnh, thành phố...
Chào mừng các đại biểu tham dự Hhội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: quan hệ Việt Nam - EU thời gian qua phát triển tích cực và toàn diện. EU trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam... Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Hiệp định PCA Việt Nam - EU vừa được ký chính thức vào tháng 6-2012, sau tiến trình đàm phán bắt đầu từ năm 2005 với việc Việt Nam thông qua “Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2010, định hướng đến năm 2015”.
Hiệp định PCA đã mở rộng nhiều lĩnh vực hợp tác mà Việt Nam có nhu cầu và EU có thế mạnh, trong đó có hợp tác phát triển, kinh tế thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học-công nghệ, nông nghiệp, y tế, du lịch..., cũng như hợp tác hơn nữa trong những thách thức khu vực và toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu, chống khủng bố...
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Phrăng Giet-xen cho rằng, Hiệp định PCA được ký kết ngày 27-6-012 là dấu mốc quan trọng trong quan hệ EU - Việt Nam, cho thấy cam kết của EU trong việc xây dựng một quan hệ đối tác hiện đại trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam.
“Hiệp định Hợp tác và đối tác mới thể hiện những cam kết của EU trong việc củng cố, phát triển mối quan hệ sâu rộng hơn và chín muồi hơn với Việt Nam, một đối tác sẵn sàng nhận ngày càng nhiều trách nhiệm trên trường quốc tế, một nhân tố trung tâm của ASEAN và là một nền kinh tế đặc biệt năng động. Hiệp định mới dựa trên những lợi ích và nguyên tắc chung sẽ mở ra một thời đại mới trong quan hệ song phương. Tôi hi vọng hiệp định này sẽ sớm được bổ sung bởi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam, mà vòng đàm phán đầu tiên vừa diễn ra tại Hà Nội. Tôi tin tưởng rằng hai khung hiệp định này sẽ giúp đưa mối quan hệ của chúng ta lên những tầm cao mới,” Đại sứ Phrăng Giet-xen phát biểu.
Hội thảo chia làm hai phiên thảo luận. Vụ trưởng Vụ châu Âu (Bộ Ngoại giao) Trần Ngọc An có bài tham luận giới thiệu về PCA và tầm quan trọng của PCA đối với quan hệ Việt Nam - EU.
Nêu bật sự cần thiết và quá trình đàm phán PCA Việt Nam - EU, ông Trần Ngọc An đã giới thiệu cấu trúc của Hiệp định gồm 8 chương, với 65 điều, 1 phụ lục, có quy mô rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung hợp tác ký năm 1995 (không chia thành các chương và chỉ có 21 điều).
Nhấn mạnh triển vọng quan hệ Việt Nam - EU sau khi ký chính thức PCA, ông Trần Ngọc An cho biết: PCA tạo khuôn khổ mới, dài hạn và toàn diện cho quan hệ Việt Nam - EU, phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của hai bên, cũng như xu thế chung hợp tác và phát triển trên thế giới. Hiệp định này sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam và EU; tạo điều kiện thuận lợi, cho phép khai thác tốt hơn lợi thế so sánh và tính bổ sung cao về cơ cấu kinh tế của hai bên. Ngoài ra, PCA cũng tạo tiền đề quan trọng để hai bên bước vào đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)...
Về hợp tác phát triển, PCA cũng dành một chương riêng, theo đó EU cam kết tiếp tục viện trợ phát triển cho Việt Nam sau năm 2013 phù hợp với các chiến lược và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tại Hội thảo, đại diện Phái đoàn EU, Bộ Công thương, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu đã có tham luận đánh giá về tác động của PCA đối với quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - EU; ý nghĩa, tầm quan trọng và triển vọng triển khai PCA: Quan điểm của EU; triển khai PCA: Cơ hội và thách thức...
Có thể khẳng định PCA đã phản ánh rõ nét và toàn diện những lợi ích của Việt Nam và EU trong mối quan hệ song phương và hợp tác trên các diễn đàn đa phương vì hòa bình an ninh toàn cầu. Các đại biểu cũng đề cập đến việc để thực hiện Hiệp định PCA Việt Nam - EU, cả hai phía đều phải triển khai xây dựng các chương trình hành động tại các bộ, ngành trên mọi lĩnh vực. Để việc triển khai hiệu quả, nhất thiết các bên phải nhận thức sâu sắc những thuận lợi và khó khăn, từ đó có những giải pháp khả thi để phát huy những thuận lợi, vượt qua những thách thức, nhằm thực hiệu hiệu quả PCA trong tương lai.
Hội thảo cũng giới thiệu cuốn sách về PCA, trong đó có nội dung của Hiệp định cùng lời tựa của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Đại điện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU Ca-thơ-rin A-xtơn.
Được biết, EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20%/năm. Trao đổi thương mại hai chiều đã tăng mạnh, từ 1,5 tỷ USD năm 1995 lên hơn 24 tỷ USD năm 2011. Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào nước ta. Việt Nam là một trong những đối tác thương mại - đầu tư hàng đầu của EU trong ASEAN (thứ 35 trên thế giới). Các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu triển khai các dự án tại nhiều nước thành viên EU. EU và các nước thành viên là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam , với tổng vốn ODA cam kết trong giai đoạn 1996 - 2011 là hơn 11 tỷ USD./.
Nâng cao năng lực triển khai Chiến lược và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới  (24/10/2012)
Thông cáo của Bộ Ngoại giao về Cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ hai  (24/10/2012)
Hội thảo khu vực lần thứ 11 của Sáng kiến về chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (24/10/2012)
Tăng cường vai trò của xã hội, báo chí trong phòng, chống tham nhũng  (24/10/2012)
Thông cáo số 2, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII  (23/10/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên