Đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Phân định trách nhiệm rõ ràng hơn
TCCSĐT - “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là nội dung của Đề án được Chính phủ đưa ra thảo luận tại phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa đồng thời cũng là vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay.
Phạm vi của Đề án tập trung vào tổng kết quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước góp phần bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, làm cơ sở đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các định hướng giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước 10 năm tới. Quá trình thảo luận đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay.
“Luật còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp thực tiễn”
Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, Đề án đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm:
Tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt, bảo đảm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Cần xác định cụ thể các mục tiêu, thứ tự ưu tiên các mục tiêu, nhiệm vụ của từng nhóm doanh nghiệp nhà nước và xây dựng được các phương thức, các tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đối với từng nhóm doanh nghiệp nhà nước, từng tập đoàn kinh tế nhà nước.
Cần nghiên cứu, kịp thời điều chỉnh những chủ trương, đường lối của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước cho phù hợp, giải quyết những vấn đề mới phát sinh cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn đổi mới.
Việc kiên định, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu khách quan của cải cách doanh nghiệp nhà nước nhưng phải luôn đi cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ có hiệu quả.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của người lao động và vai trò của các đoàn thể quần chúng ở tất cả các cấp, các ngành cũng được coi là bài học quan trọng cần rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Đến năm 2020, mục tiêu đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước là hoàn thành đổi mới, điều chỉnh cơ cấu, phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp nhà nước đóng góp phần quan trọng bảo đảm cung cấp dịch vụ công thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh năng lượng; thực hiện các nhiệm vụ phát triển đất nước trên các lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không làm hoặc chưa làm được; bảo đảm kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu cơ quan chủ trì Đề án là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành cần xác định tiêu chí rõ ràng, đánh giá khách quan, khoa học về hiệu quả hoạt động, vai trò, đóng góp của doanh nghiệp nhà nước cho nền kinh tế đất nước; bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI để tập trung đánh giá hiệu quả việc thực hiện những vai trò, nhiệm vụ được Đảng, nhà nước giao; đánh giá về quản lý nhà nước, chủ sở hữu...
Theo Thủ tướng Chính phủ, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém là có những chủ trương chưa rõ, dẫn đến trong khâu tổ chức thực hiện có nhiều kẽ hở; tình trạng giao nhiệm vụ quá sức, không kiểm tra, giám sát. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, một nguyên nhân quan trọng là do luật còn nhiều hạn chế, cản trở, chưa phù hợp với thực tiễn.
Giảm bớt số lượng tập đoàn kinh tế
Liên quan việc tái cơ cấu các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã dành nhiều thời gian xem xét việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Theo chủ trương của Chính phủ, hiện đang có 11 tập đoàn kinh tế, được đưa ra thí điểm nhưng tới đây, số lượng này sẽ giảm bớt, chỉ còn lại khoảng 5- 7 tập đoàn lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế như: dầu khí, điện lực, viễn thông… Đối với các tập đoàn này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm chính, còn những tập đoàn khác sẽ tổ chức và giao quyền cho bộ trưởng các bộ quản lý. Cụ thể là, sẽ phân định rất rạch ròi trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, của bộ trưởng, chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với các doanh nghiệp nhà nước. Với các tập đoàn lớn, có tính quyết định không chỉ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh mà cả an sinh xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước thì Thủ tướng Chính phủ sẽ tăng cường trách nhiệm, còn lại giao trách nhiệm cho Bộ trưởng các bộ quản lý chuyên ngành.
Song nói như vậy, không có nghĩa là sau khi giao cho các bộ quản lý chuyên ngành thì Chính phủ và các bộ tổng hợp không có trách nhiệm, cũng như không phải trước đây các bộ quản lý chuyên ngành không có trách nhiệm với doanh nghiệp, mà trách nhiệm sẽ được phân định rõ ràng hơn./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Liên minh Dân chủ cánh tả Ba Lan và Đại sứ Xin-ga-po  (08/09/2012)
Ngày làm việc đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong khuôn khổ Diễn đàn APEC 2012  (08/09/2012)
Hãy chung tay bảo vệ và quản lý nước - nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới (*)  (07/09/2012)
Yêu cầu Đài Loan chấm dứt ngay các hoạt động sai trái tại bãi cạn Bàn Than, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam  (07/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển