Việt Nam đã đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
20:29, ngày 07-09-2012
Ngày 7-9-2012, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị truyền thông báo cáo quốc gia thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng của Việt Nam.
Kết quả bốc thăm tại Cuộc họp thứ nhất của Nhóm đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng diễn ra tại Viên (Áo), cùng với 40 quốc gia thành viên khác, Việt Nam đã được lựa chọn đánh giá trong chu trình đầu tiên vào năm 2011.
Ở chu trình này việc đánh giá tập trung vào các quy định tại Chương III về Hình sự hóa và thực thi pháp luật và Chương IV về Hợp tác quốc tế, gồm 35 điều, 180 nội dung cụ thể, trong đó có 145 nội dung về mức độ tuân thủ, 35 nội dung về nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật. Trong 145 nội dung về mức độ tuân thủ (tương ứng với 145 yêu cầu của Công ước), có 96 yêu cầu mang tính bắt buộc phải áp dụng, quy định hoặc thực hiện; 28 yêu cầu mang tính bắt buộc phải xem xét để áp dụng, thực hiện hoặc thông qua và 21 yêu cầu có thể xem xét để thực hiện hoặc áp dụng.
Các nội dung về mức độ tuân thủ được phân loại thực hiện theo 4 cấp độ: Phương án 1: đã ban hành và thực hiện đầy đủ; Phương án 2: đã ban hành và thực hiện nhưng chưa đầy đủ; Phương án 3: chưa ban hành và chưa thực hiện đầy đủ; Phương án 4: không có thông tin về việc này.
Theo báo cáo kết quả đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng của Việt Nam của Thanh tra Chính phủ: Nhìn chung, Việt Nam đã đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của Công ước trong phạm vi nội dung thuộc Chu trình đánh giá đầu tiên. Việt Nam đã ban hành, tuân thủ và thực hiện đầy đủ 102/145 yêu cầu của Công ước; đã ban hành, tuân thủ và thực hiện nhưng chưa đầy đủ 29/145 yêu cầu của Công ước; chưa ban hành và chưa thực hiện đầy đủ 14 yêu cầu của Công ước (chủ yếu là các nội dung Việt Nam đã tuyên bố, bảo lưu hoặc mang tính khuyến nghị). Việc lựa chọn phương án 2 đối với 29 yêu cầu và phương án 3 đối với 14 yêu cầu đã phản ánh đúng thực trạng hệ thống pháp luật, nhất quán với nội dung bảo lưu và tuyên bố của Việt Nam khi phê chuẩn Công ước.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhận diện được một cách cụ thể các nội dung còn chưa phù hợp và những khó khăn, thách thức đặt ra trong việc đáp ứng đầy đủ, toàn diện hơn các yêu cầu của Công ước, đặc biệt là các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự và tương trợ tư pháp.
Kết quả đánh giá của nhóm chuyên gia quốc tế (bao gồm chuyên gia của I-ta-lia, Li-băng, với sự hỗ trợ của Ban Thư ký) cũng đưa ra những bình luận cơ bản tương đồng với kết quả đánh giá của Việt Nam. Về quy trình đánh giá (theo Nghị quyết của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước), Việt Nam đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đặt ra và là một trong số những quốc gia đầu tiên hoàn thành quá trình đánh giá trong năm thứ hai.
Theo bà Pra-típ-ha Mê-ta (Pratibha Mehta) - Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức tốt quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia, đáp ứng tốt các yêu cầu của Cơ chế đánh giá. Bà P.Mê-ta cho biết: Liên hợp quốc đặc biệt chú ý hỗ trợ kỹ thuật cho các lĩnh vực liên quan đến báo cáo công khai, khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự; các hoạt động để thu thập, trao đổi, phân tích thông tin về tham nhũng.
Ông Brai-ân Pho-na-ry (Bryan Fornari), Phó Ban Hợp tác phát triển của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong việc tổ chức xây dựng Báo cáo, đồng thời nhấn mạnh rằng các thách thức trong tương lai dành cho Việt Nam liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật. Ông B.Pho-na-ry cũng hy vọng Báo cáo sẽ là sản phẩm đầu vào để sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng 2005.
Tại Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết: Việc xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước là một việc làm mới đối với Việt Nam. Với trách nhiệm của một quốc gia thành viên Công ước, Việt Nam đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Việt Nam cũng xác định đây là cơ hội quan trọng để các cơ quan chức năng rà soát lại toàn diện hệ thống pháp luật và thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam./.
Ở chu trình này việc đánh giá tập trung vào các quy định tại Chương III về Hình sự hóa và thực thi pháp luật và Chương IV về Hợp tác quốc tế, gồm 35 điều, 180 nội dung cụ thể, trong đó có 145 nội dung về mức độ tuân thủ, 35 nội dung về nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật. Trong 145 nội dung về mức độ tuân thủ (tương ứng với 145 yêu cầu của Công ước), có 96 yêu cầu mang tính bắt buộc phải áp dụng, quy định hoặc thực hiện; 28 yêu cầu mang tính bắt buộc phải xem xét để áp dụng, thực hiện hoặc thông qua và 21 yêu cầu có thể xem xét để thực hiện hoặc áp dụng.
Các nội dung về mức độ tuân thủ được phân loại thực hiện theo 4 cấp độ: Phương án 1: đã ban hành và thực hiện đầy đủ; Phương án 2: đã ban hành và thực hiện nhưng chưa đầy đủ; Phương án 3: chưa ban hành và chưa thực hiện đầy đủ; Phương án 4: không có thông tin về việc này.
Theo báo cáo kết quả đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng của Việt Nam của Thanh tra Chính phủ: Nhìn chung, Việt Nam đã đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của Công ước trong phạm vi nội dung thuộc Chu trình đánh giá đầu tiên. Việt Nam đã ban hành, tuân thủ và thực hiện đầy đủ 102/145 yêu cầu của Công ước; đã ban hành, tuân thủ và thực hiện nhưng chưa đầy đủ 29/145 yêu cầu của Công ước; chưa ban hành và chưa thực hiện đầy đủ 14 yêu cầu của Công ước (chủ yếu là các nội dung Việt Nam đã tuyên bố, bảo lưu hoặc mang tính khuyến nghị). Việc lựa chọn phương án 2 đối với 29 yêu cầu và phương án 3 đối với 14 yêu cầu đã phản ánh đúng thực trạng hệ thống pháp luật, nhất quán với nội dung bảo lưu và tuyên bố của Việt Nam khi phê chuẩn Công ước.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhận diện được một cách cụ thể các nội dung còn chưa phù hợp và những khó khăn, thách thức đặt ra trong việc đáp ứng đầy đủ, toàn diện hơn các yêu cầu của Công ước, đặc biệt là các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự và tương trợ tư pháp.
Kết quả đánh giá của nhóm chuyên gia quốc tế (bao gồm chuyên gia của I-ta-lia, Li-băng, với sự hỗ trợ của Ban Thư ký) cũng đưa ra những bình luận cơ bản tương đồng với kết quả đánh giá của Việt Nam. Về quy trình đánh giá (theo Nghị quyết của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước), Việt Nam đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đặt ra và là một trong số những quốc gia đầu tiên hoàn thành quá trình đánh giá trong năm thứ hai.
Theo bà Pra-típ-ha Mê-ta (Pratibha Mehta) - Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức tốt quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia, đáp ứng tốt các yêu cầu của Cơ chế đánh giá. Bà P.Mê-ta cho biết: Liên hợp quốc đặc biệt chú ý hỗ trợ kỹ thuật cho các lĩnh vực liên quan đến báo cáo công khai, khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự; các hoạt động để thu thập, trao đổi, phân tích thông tin về tham nhũng.
Ông Brai-ân Pho-na-ry (Bryan Fornari), Phó Ban Hợp tác phát triển của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong việc tổ chức xây dựng Báo cáo, đồng thời nhấn mạnh rằng các thách thức trong tương lai dành cho Việt Nam liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật. Ông B.Pho-na-ry cũng hy vọng Báo cáo sẽ là sản phẩm đầu vào để sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng 2005.
Tại Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết: Việc xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước là một việc làm mới đối với Việt Nam. Với trách nhiệm của một quốc gia thành viên Công ước, Việt Nam đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện. Việt Nam cũng xác định đây là cơ hội quan trọng để các cơ quan chức năng rà soát lại toàn diện hệ thống pháp luật và thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam./.
Tầm quan trọng của Diễn đàn APEC 2012 đối với Liên bang Nga  (07/09/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ bà con Việt kiều tại Vla-đi-vô-xtốc  (07/09/2012)
Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa In-đô-nê-xi-a kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Việt Nam  (07/09/2012)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Liên bang Bra-xin  (07/09/2012)
Từng bước hình thành kênh truyền hình đối ngoại quốc gia  (07/09/2012)
Kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên  (07/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển