Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy thương mại song phương
Ông Nguyễn Trung Dũng cho biết trong những năm gần đây, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt trên 21 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 11 tỷ USD, tăng 39% so với năm trước. Kim ngạch thương mại song phương 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt trên 12 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khỏang 7 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp có vốn FDI của Nhật Bản luôn tăng trưởng nhanh và bền vững, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Điều này cho thấy các doanh nghiệp này làm ăn rất thành công tại Việt Nam.
Trong bài phát biểu tại hội thảo, ông Ma-xa-a-ki Ô-ca-nô, đại diện cho Công ty Asia New Power nhấn mạnh Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và có nhiều thế mạnh có thể hợp tác, bổ sung cho nhau. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp, trở thành những đối tác tốt của nhau. Người Việt Nam rất cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, tạo thiện cảm đối với người Nhật Bản. Tuy nhiên, hàng hóa Việt Nam vẫn chưa xuất hiện nhiều ở thị trường Nhật Bản. Theo ông Ô-ca-nô, các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản cần tăng cường hợp tác và nỗ lực để thúc đẩy thương mại song phương. Các doanh nghiệp Nhật Bản cần hướng dẫn, đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu kỹ thị trường Nhật Bản, đặc biệt là các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, các qui định pháp luật… để hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập tốt thị trường Nhật Bản. Ông cho rằng các buổi hội thảo sẽ giúp các tổ chức chính quyền và doanh nghiệp hai nước có cơ hội hiểu biết lẫn nhau và tìm thấy cơ hội hợp tác.
Tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, ông Ngô Minh Hùng đã giới thiệu các ưu điểm về địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là điều kiện phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận. Tỉnh có nhiều khu công nghiệp tốt thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, như khu công nghiệp Phan Thiết, khu công nghiệp Hàm Kiệm 1, Hàm Kiệm 2 và một số khu công nghiệp đang được triển khai như Tân Đức, Mỹ Sơn 1, Mỹ Sơn 2, Mỹ Phong... Bên cạnh đó, Bình Thuận có ngư trường tốt, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Với tiềm năng và lợi thế có được, tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tích cực đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, áp dụng những chính sách thông thóang nhất nhằm tạo môi trường thật sự thuận lợi, thu hút và đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đến với Bình Thuận.
Thay mặt Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), ông Huỳnh Công Trung, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu thị trường cho biết Nhật Bản luôn được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng hàng đầu của SATRA. Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu của SATRA sang Nhật Bản đạt trên 40 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chính là rau quả, thủy sản, thực phẩm chế biến, đồ gia dụng... SATRA đã thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Y-ô-cô-ha-ma nhằm trao đổi thông tin, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch với các địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản.
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện các chính quyền địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã trực tiếp giao lưu, trao đổi thông tin và tìm kiếm đối tác hợp tác./.
Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN  (29/08/2012)
NATO bổ nhiệm nữ đại sứ phụ trách giải quyết xung đột  (29/08/2012)
Cần đặt các chủ thể kinh tế vào một môi trường cạnh tranh bình đẳng  (28/08/2012)
Hội thảo "Thi hành pháp luật về đất đai ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và những giải pháp hoàn thiện"  (28/08/2012)
Công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo” khẳng định đảo Hải Nam là biên giới cuối cùng của Trung Quốc  (28/08/2012)
Hội thảo hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan  (28/08/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên