Hội thảo hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan
Tham dự Hội thảo có nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Nguyễn Đức Kiên, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Ngô Đức Thắng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sĩ Khiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đại diện Cục Đầu tư và Phòng Thương mại của Thái Lan, đại diện của hơn 100 doanh nghiệp Thái Lan và 75 doanh nghiệp Việt Nam.
Trong bài phát biểu khai mạc, Đại sứ Ngô Đức Thắng cho biết, Hội thảo này là một trong những nỗ lực của cả hai bên nhằm thúc đẩy nguồn nhân lực, tìm kiếm cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước. Việc tăng cường quan hệ hợp tác và đầu tư giữa hai nước sẽ góp phần mở rộng hợp tác dọc Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC), qua đó góp phần tạo dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 phát triển bền vững cho mỗi nước và khu vực.
Bí thư Thường trực Bộ Thương mại Thái Lan Dăn-dong Phương-rắc cho biết, quan hệ thương mại giữa hai nước thời gian gần đây đã phát triển rất nhanh. Thái Lan đứng thứ ba trong số các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam. Nguồn tài nguyên và nhân lực của Việt Nam là một trong những nhân tốt tích cực khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam.
Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan đã và đang phát triển mạnh trong thời gian qua. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 3,6 tỷ USD nhưng đến năm 2011 đã là 9,5 tỷ USD. Thái Lan đã đầu tư vào Việt Nam 6,7 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hơn 12.000 người, trong khi Việt Nam đã có 56 dự án đầu tư vào Thái Lan trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, du lịch, xây dựng…
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như Thái Lan đã được nghe bà Vắt-xa-na Mút-tha-môn, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Đầu tư Thái Lan, trình bày và giải đáp về chính sách đầu tư tại Thái Lan cũng như tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Tô Hoài Nam, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng đã trình bày vắn tắt về chính sách kêu gọi đầu tư của Việt Nam. Ông khẳng định chính sách này luôn bảo vệ các nhà đầu tư, đồng thời sẽ ngày càng mở rộng và linh hoạt hơn.
Trong năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam và Thái Lan vẫn duy trì được mức tăng trưởng thương mại hai chiều 37%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam tăng 51% và nhập khẩu tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với hợp tác song phương, quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan cũng được tăng cường qua các khuôn khổ và diễn đàn khu vực và quốc tế, cụ thể là hợp tác ASEAN, GMS, ACMECs. Trên thực tế, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành đối tác hợp tác toàn diện, liên kết chặt chẽ với nhau trong đại gia đình ASEAN, cùng nhau phấn đấu vì sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực./.
Pháp, Đức nỗ lực dập tắt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài gần 3 năm  (28/08/2012)
Dọa dẫm để tranh cử  (28/08/2012)
Triển lãm ảnh “43 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”  (28/08/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên