Hội nghị chuyên viên NAM công bố bản dự thảo cho Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 16
Ông Ma-mút Ma-hơ-đi A-khu-da-đê, Thứ trưởng Ngoại giao I-ran, Tổng Thư ký của Hội nghị nêu rõ rằng thông qua văn bản trên, các nước NAM đã đưa ra những tín hiệu khẳng định quyết tâm theo đuổi hòa bình, công bằng và tôn trọng luật pháp. Ông cho biết chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh NAM lần thứ 16 là "Duy trì hòa bình thông qua việc điều hành chung toàn cầu". Đại diện của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Hội nghị với sự hiện diện của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun.
Cũng theo ông A-khu-da-đê, văn bản trên bác bỏ mọi hình thức "chiếm đóng" trên thế giới, đề cập vấn đề giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt và hủy bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Bên cạnh nhiều vấn đề khác, văn bản kêu gọi tất cả các quốc gia và các chính phủ trên thế giới tích cực tham gia chiến dịch phản đối các loại vũ khí hóa học.
Để phù hợp với khẩu hiệu "năng lượng hạt nhân dành cho tất cả, vũ khí hạt nhân không để cho ai", dự thảo văn bản kêu gọi biến Trung Đông nóng bỏng thành khu vực phi hạt nhân...
Trong một diễn biến liên quan, ngày 26-8, Ngoại trưởng I-ran A-li Ác-ba Xa-lê-hi kêu gọi các nhà lãnh đạo của NAM cần thể hiện lập trường phản đối các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Tê-hê-ran tại Hội nghị Thượng đỉnh NAM. Ngoại trưởng Xa-lê-hi khẳng định các biện pháp trừng phạt đơn phương hiện nay đều đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc. I-ran hiện đang chịu sức ép rất lớn từ các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao của Mỹ cũng như Liên minh châu Âu (EU) nhằm buộc nước này phải ngừng các chương trình làm giàu urani.
Liên quan vấn đề hạt nhân của I-ran, ngày 27-8, Thứ trưởng Ngoại giao I-ran A-khu-da-đê cho biết, Tê-hê-ran có thể sẽ cho phép đại diện các nước thành viên NAM đến thăm khu quân sự Pa-chin ở Đông Nam nước này, nơi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nghi ngờ I-ran đang thực hiện các thí nghiệm hạt nhân. Ông nói: "Chuyến thăm này không phải là một phần hoạt động của hội nghị... nhưng sau khi cân nhắc kỹ, I-ran sẵn sàng tổ chức chuyến thăm này".
I-ran đưa ra đề xuất trên 3 ngày sau khi IAEA đề nghị Tê-hê-ran cho phép các thanh sát viên của cơ quan này được tới thăm cơ sở quân sự Pa-chin trong cuộc gặp ở Viên (Áo) tuần trước.
I-ran đã chủ trì Hội nghị cấp chuyên viên NAM trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao NAM lần thứ 16. Đây được cho là cơ hội để nước này nâng cao vị thế ngoại giao trong bối cảnh bị Mỹ và phương Tây cô lập. Ngoài ra, I-ran cũng đang phải chịu nhiều sức ép từ các biện pháp cấm vận kinh tế của phương Tây nhằm buộc nước này chấm dứt chương trình hạt nhân bị nghi ngờ là để phát triển vũ khí hạt nhân.
Được thành lập ở Bê-ô-grát năm 1961, NAM hiện có 120 nước, chiếm 2/3 số thành viên Liên hợp quốc với khoảng 55% dân số thế giới./.
Dọa dẫm để tranh cử (28/08/2012)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Viện Dầu khí Việt Nam (28/08/2012)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khu vực công của Singapore và gợi ý cho Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam