Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc tại Đà Nẵng
Cùng tham dự Hội nghị có: Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí lão thành cánh mạng, Anh hùnh lực lượng vũ trang, mẹ Việt Nam Anh hùng và gần 400 đại biểu là thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công tiêu biểu đại diện cho gần 8,8 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Hội nghị là dịp để Đảng, Nhà nước và nhân dân tưởng nhớ, tri ân những người anh hùng đã hy sinh xương máu, tuổi xuân cho Tổ quốc, thể hiện đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn" tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; đồng thời biểu dương những người có công với cách mạng đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phấn đấu vươn lên trong các lĩnh vực lao động sản xuất, học tập và công tác trong thời kỳ đổi mới.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ. "Ơn trả, nghĩa đền", "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Kế tục truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh liệt sĩ để Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhớ, tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước.
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước bày tỏ lòng tri ân và biết ơn vô hạn các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh và người có công với nước về những hy sinh cao cả và những đóng góp to lớn đối với đất nước. 65 năm qua, hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền, đài liệt sĩ được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn chăm lo. Hệ thống cơ sở vật chất cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công ngày càng được tăng cường. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, diện người có công được mở rộng, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên dần. Đến nay, hầu hết những người có công và thân nhân, con em người có công đã được hưởng các ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, cải thiện về nhà ở. Các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc người có công đã thật sự trở thành một phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội...
Chúng ta hết sức vui mừng, tự hào và khâm phục trong điều kiện còn hết sức khó khăn, bằng ý chí, nghị lực của mình, nhiều thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất, học tập, công tác, không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình mà còn tiếp tục có những cống hiến, đóng góp cho quê hương, đất nước, tiếp tục phát huy phẩm chất cao đẹp và nêu gương sáng để mọi người học tập, noi theo.
Chủ tịch nước cũng nêu rõ: Do hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề, đất nước vừa mới thóat ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhưng cuộc sống của một bộ phận thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công vẫn còn rất khó khăn. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cần tiếp tục "Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình người có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công. Tạo điều kiện khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn". Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, các địa phương cần phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, bổ sung cơ chế chính sách của Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội động viên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cá nhân và tổ chức có lòng hảo tâm với người có công với nước tham gia tích cực, với nhiều hình thức phong phú, năng động sáng tạo vào các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", làm cho phong trào "Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước" thật sự trở thành một phong trào xã hội rộng lớn đem lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc...
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm gần 10% dân số. Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước, các hoạt động chăm sóc đời sống người có công cũng được duy trì thường xuyên. Hầu hết, người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm… Hàng vạn người có công được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để phát triển sản xuất; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương, bệnh binh và người có công, tạo điều kiện cho con, em của họ có việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống… Hệ thống cơ sở sự nghiệp phục vụ thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công bao gồm: các cơ sở nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng, điều dưỡng luân phiên, các trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng, sản xuất dụng cụ chỉnh hình đã có những hình thức quản lý hoạt động hiệu quả hơn, năng động hơn. Song song đó, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, đền đài liệt sỹ cũng được Nhà nước và toàn xã hội chăm lo. Cả nước hiện có gần 7.000 các công trình ghi công liệt sĩ, trong đó có 237 đài tưởng niệm liệt sĩ, 3.540 nhà bia ghi tên liệt sĩ và 3.077 nghĩa trang liệt sĩ với tổng số trên 780.000 mộ, trong đó 630.000 mộ có đầy đủ thông tin và khoảng 303.000 mộ còn thiếu thông tin, hơn 208.000 hài cốt liệt sĩ chưa phát hiện, tìm kiếm quy tập được.
Nhiều công trình ghi công liệt sĩ trở thành công trình lịch sử văn hóa, có sức thuyết phục lớn về mỹ thuật, đạo đức, giáo dục như: Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang Điện Biên Phủ, Nghĩa trang Đường 9, Đền Liệt sĩ Bến Dược, Đài tưởng niệm liệt sĩ Thái Nguyên... Việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin, quản lý dữ liệu thông tin hồ sơ liệt sĩ, hỗ trợ nhà ở cho người có công trở thành những vấn đề quan trọng có tính cấp thiết và đã được triển khai xây dựng thành các dự án, đề án mang tầm quốc gia, tạo được sự đồng tình và ủng hộ của toàn xã hội.
Cùng với chính sách của Nhà nước, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” cũng được phát triển rộng khắp. Nhiều phong trào được phát triển từ các thôn, bản, xã, phường được tổng kết và nhân rộng trong phạm vi cả nước, như phong trào: Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa; xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; tặng vườn cây tình nghĩa, áo ấm tặng mẹ, áo lụa tặng bà; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc thân nhân liệt sĩ, đỡ đầu con thương binh, con liệt sĩ; nhiều địa phương kết nghĩa, giúp đỡ xây dựng hàng ngàn nhà tình nghĩa và công trình phục vụ đời sống xã hội… Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến nay, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cả nước đã vận động được 1.263 tỉ đồng (riêng năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thương binh - liệt sĩ, cả nước đã vận động được 242 tỉ đồng), trong đó Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương đạt 17,5 tỉ đồng. Từ số tiền này, hằng năm, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương đã phân bổ, hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố trong cả nước xây mới, sửa chữa nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách, ủng hộ gia đình chính sách gặp thiên tai bão lụt, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa...với tổng trị giá lên tới 14,567 tỉ đồng, đồng thời hỗ trợ cho 187 thương, bệnh binh nặng của các trung tâm nuôi dưỡng về sinh sống tại gia đình số tiền hơn 5,2 tỉ đồng. Tiêu biểu trong phong trào này là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Công ty Golf Long Thành, Công ty Hòa Bình Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư và khóang sản Hợp Thành, Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp dầu khí IMICO, Tổng Công ty công nghệ xi măng Việt Nam, Công đoàn Bưu điện cùng nhiều bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế… và các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Có thể nói, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã từng bước huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, đa dạng về hình thức, thiết thực và sâu sắc về nội dung, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc, đi sâu vào tâm khảm của mỗi người dân. Những hoạt động tích cực ấy đã tạo điều kiện cho các hộ chính sách vươn lên thóat khỏi đói nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Với những chính sách ưu đãi của Nhà nước cùng sự chung tay chăm lo của toàn xã hội, đến nay, 100% mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đều được chăm sóc, phụng dưỡng đến cuối đời; 95% xã, phường đã được công nhận là xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công; hơn 96% gia đình người có công đã có mức sống trung bình trở lên.
* Nhân dịp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tặng Bằng khen cho 375 đại biểu là người có công với cách mạng tiêu biểu, đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, học tập và công tác toàn quốc năm 2012.
* Chiều 7-7, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.
Tại buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Thiếu tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 5 đã báo cáo với Chủ tịch nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của lực lượng vũ trang Quân khu trong những năm qua và 6 tháng đầu năm 2012. Theo đó, Quân khu 5 đã làm tốt việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng khu vực phòng thủ liên hoàn vững chắc. Các lực lượng vũ trang thực sự là chỗ dựa tin cậy, tạo điều kiện và môi trường ổn định để các địa phương phát triển kinh tế. Là lực lượng nòng cốt trong phòng chống lụt bão, thảm họa thiên tai. Nói chuyện với cán bộ chủ chốt của Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân khu 5, Chủ tịch nước đã biểu dương tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của các lực lượng vũ trang Quân khu 5; tinh thần vì nhân dân phục vụ trong phòng chống, khắc phục thiên tai. Chủ tịch mong muốn các lực lượng vũ trang Quân khu 5 tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của Khu 5 trong giai đoạn cách mạng mới; tập trung xây dựng các lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chiến đấu cao, vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp tác chiến hiện đại với truyền thống của dân tộc. Chủ tịch đặc biệt lưu ý nâng cao năng lực dự báo tình hình của các cấp, dự báo tốt, dự báo đúng và trúng sẽ có biện pháp xử lý đúng và không bị bất ngờ, bị động. Chủ tịch căn dặn, các lực lượng vũ trang Quân khu ngòai làm tốt công tác dân vận, vận động quần chúng phải tăng cường tinh thần đoàn kết máu thịt với quân và dân hai nước bạn Lào và Campuchia, xây dựng cho được đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định…
Trước đó Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Chủ tịch nước đã đến các biên đội tàu động viên cán bộ, chiến sĩ. Nói chuyện với cán bộ chủ chốt các lực lượng Hải quân đứng chân trên địa bàn, Chủ tịch đã biểu dương tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, mưu trí, linh hoạt của bộ đội Hải quân khi làm nhiệm vụ trên biển. Chủ tịch căn dặn cán bộ, chiến sĩ Hải quân không ngừng phấn đấu rèn luyện, học tập, huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị mới để bảo vệ vững chắc vùng biển và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Chủ tịch đặc biệt lưu ý bộ đội Hải quân phải kiên trì, khôn khéo trong xử lý các tinh huống, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trên biển, đồng thời giữ vững ổn định, hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân yên tâm bám biển và các ngành kinh tế biển của đất nước phát triển./.
Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba thăm hữu nghị chính thức Việt Nam  (08/07/2012)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp gỡ thân mật Đoàn đại biểu thiếu nhi nghèo vượt khó toàn quốc  (08/07/2012)
Sôi động các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn Việt Nam - Mỹ Latinh về Thương mại và Đầu tư  (08/07/2012)
Đặt lư hương tại tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)  (08/07/2012)
Hội nghị Hợp tác kinh tế đầu tư Việt Nam - Lào  (08/07/2012)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên