Chủ tịch nước thăm và làm việc với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ngày 28-6-2012, làm việc với lãnh đạo tỉnh trong chuyến thăm và kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn công tác đã ghi nhận kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Bà Rịa-Vũng Tàu cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát huy lợi thế cảng biển, chăm lo đời sống nhân dân, duy trì mức tăng trưởng bền vững. Chủ tịch nước cho rằng, trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI, dù những biến động của kinh tế toàn cầu có ít nhiều tác động đến Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, nhưng GDP của tỉnh vẫn đạt 5,5%. Trong đó các chỉ số: giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,9%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,44%, doanh thu dịch vụ tăng 16,25%, kim ngạch xuất khẩu đạt 835 triệu USD tăng 6,79%; tổng vốn đầu tư phát triển 16.478 tỷ đồng, tăng 8,5%; doanh số cho vay vốn tín dụng 15.650 tỷ đồng, dư nợ 26.700 tỷ đồng... không chỉ là những con số đáng ghi nhận theo báo cáo, mà còn khẳng định được hiệu quả trong thực tế.
Chủ tịch nước vui mừng khi được biết, thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo, văn hóa-thể thao, an ninh-quốc phòng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; chính sách an sinh xã hội được quan tâm và đạt hiệu quả tích cực.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ghi nhận những kiến nghị của lãnh đạo tỉnh nhằm sớm giúp Bà Rịa-Vũng Tàu tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án hạ tầng kết nối với hệ thống cảng Thị Vải-Cái Mép, cụ thể là xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu, tuyến đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Biên Hòa-Vũng Tàu; tiếp tục hỗ trợ vốn đầu tư nhằm bảo đảm tiến độ triển khai công trình đường liên cảng Cái Mép-Thị Vải, tuyến đường 991B và đường Phước Hòa- Cái Mép; đề nghị Trung ương có chỉ đạo điều phối chung về phát triển hệ thống cảng trong toàn vùng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, lãng phí.
Chủ tịch nước nhấn mạnh rằng Bà Rịa-Vũng Tàu cần có tính toán cụ thể trong việc quy hoạch phát triển cảng biển. Đây không chỉ là là lợi thế phát triển của tỉnh mà của cả khu vực và đất nước. Để phát huy được lợi thế cảng biển, Chủ tịch nước đề nghị, tỉnh cần phối hợp với các bộ, ngành triển khai đồng bộ xây dựng hạ tầng nhất là về giao thông nhằm tạo sự lưu thông thuận tiện cho hàng hóa của khu vực các tỉnh trọng điểm phía Nam và cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Với đặc thù của một tỉnh phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ, các cấp chính quyền cần có giải pháp hiệu quả hơn để tăng cung vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, xử lý các khoản nợ xấu ở ngân hàng thương mại; giải quyết nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng có ý nghĩa then chốt, tạo động lực phát triển các ngành dịch vụ cảng biển, dầu khí, du lịch.
Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, tình hình thu hút đầu tư cũng bị tác động nhưng với lợi thế nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu cần có chính sách để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực phù hợp, khôi phục trở lại đà đăng ký mới các dự án; lưu ý, bên cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh phải đặc biệt chú trọng đến sản xuất nông nghiệp xem đây là một trong những giải pháp giúp duy trì ổn định khi kinh tế tăng trưởng khó.
Chủ tịch nước tin tưởng với sự đoàn kết nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ sớm trở thành tỉnh phát triển, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trực tiếp khảo sát tuyến đường liên cảng dài 19km, kết nối các cảng lớn trong hệ thống cảng biển Cái Mép-Thị Vải; thăm Cảng quốc tế Cái Mép; làm việc với đại diện lãnh đạo các đơn vị đang quản lý kinh doanh cảng trên địa bàn; thăm Khu công nghiệp Phú Mỹ II, thăm Công ty Posco Việt Nam.
Hiện khu cảng Cái Mép-Thị Vải đã đón những con tàu có sức chở lên đến hơn 151.000 tấn. Đây là cửa ngõ giải phóng hàng cho các khu công nghiệp nói chung và cho toàn bộ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Từ cảng Cái Mép-Thị Vải, tàu lớn có thể đi thẳng đến Mỹ và châu Âu, tiết kiệm được khoảng 20% thời gian so với đi từ các cảng biển khác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên tồn tại lớn nhất quản lý vận hành hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải là quy hoạch về hạ tầng giao thông chưa đồng bộ.
Bên cạnh đó, sự thiếu phối kết hợp, khai thác lợi thế giữa các địa phương trong vùng nhằm chia sẻ nguồn hàng ra vào cảng đang là cản trở lớn; không chỉ làm giảm hiệu quả đầu tư cảng; mà còn gây lãng phí cho kinh tế cảng biển cả nước nói chung.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã làm việc với Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nghe lãnh đạo các ban quản lý, đại diện các doanh nghiệp báo cáo tình hình thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp thương mại trên địa bàn.
Đến ngày 21-6-2012, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 235 dự án đầu tư với số vốn đăng kí 11,4 tỉ USD. Nhìn chung, các dự án thu hút trong thời gian qua tại tỉnh đều phù hợp với tính chất khu công nghiệp, có suất đầu tư cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng ít lao động.
Tại buổi làm việc, các đại biểu kiến nghị Đảng, Nhà nước có thêm cơ chế chính sách giúp giải quyết hàng tồn kho; mở rộng diện đối tượng doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ theo quy định Chính phủ; giãn thuế VAT giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi tăng trưởng.
Ghi nhận ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao các doanh nghiệp đã chủ động sắp xếp chuyển đổi sản xuất kinh doanh, tích cực tìm kiếm thị trường, duy trì được đà tăng trưởng.
Chủ tịch nước cũng cho rằng, giá trị công nghiệp được tạo ra trên địa bàn tỉnh nhiều, nhưng lượng hàng lưu thông qua cụm cảng chưa tương xứng. Bởi vậy, các cơ quan quản lý, nhà đầu tư cần làm tốt công tác quy hoạch, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, hướng tới nâng công suất và khai thác hiệu quả cụm cảng./.
Mỹ - Lào tiến hành đối thoại song phương toàn diện  (29/06/2012)
Diễn đàn Việt Nam - Mỹ Latinh về Thương mại và Đầu tư  (29/06/2012)
Italia có lặp lại kịch bản của Tây Ban Nha?  (28/06/2012)
Cái bắt tay lịch sử giữa Nữ hoàng Anh Elizabeth II và cựu tư lệnh Quân đội cộng hòa Ireland (IRA)  (28/06/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt Đoàn cán bộ chiến sỹ đã tham gia bảo vệ Thành Cổ tỉnh Quảng Trị năm 1972  (28/06/2012)
Công bố kết quả bầu cử tổng thống ở Ai cập  (28/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay