Trung Quốc, Nga mở rộng hợp tác ở các lĩnh vực then chốt
23:41, ngày 06-06-2012
Trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin đang ở thăm Bắc Kinh ngày 6-6, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đánh giá mối quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ chặt chẽ và hiệu quả như hiện nay đồng thời đề cao vai trò của mối quan hệ trong các vấn đề lớn của thế giới.
Theo nhà lãnh đạo Bắc Kinh, quan hệ hợp tác song phương Trung Quốc - Nga dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, cùng hỗ trợ và có lợi, bảo đảm lợi ích cơ bản của hai nước, trong khi tác động tích cực tới quá trình định hình trật tự toàn cầu.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ đặt ra nhiều thách thức mà còn tạo ra những cơ hội to lớn để hai nước thắt chặt quan hệ.
Về phần mình, Tổng thống Putin xác nhận quan hệ phát triển giữa Nga và Trung Quốc đã tác động tới kinh tế và chính trị toàn cầu.
Sự phát triển hợp tác giữa Mátxcơva và Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong những vấn đề quan tâm chung, mà còn có lợi cho phát triển hòa bình của thế giới. Nga sẵn sàng phối hợp với Trung Quốc trong việc mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực then chốt, như dầu lửa, khí đốt, năng lượng hạt nhân, hàng không, vũ trụ, công nghệ cao và nông nghiệp.
Trước đó, trong cuộc gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Nga khẳng định Mátxcơva sẽ thúc đẩy hợp tác quân sự với Bắc Kinh, trong đó có tăng cường tổ chức diễn tập chung.
Ngay sau các cuộc tiếp xúc và làm việc cấp cao trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc ba ngày của Tổng thống Nga Vladimir Putin và dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Bắc Kinh, trong tuyên bố chung ra ngày 6-6 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc và Nga nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Trong văn kiện này, hai bên sẽ tiếp tục thực thi các biện pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện dựa trên cân bằng, tin cậy, ủng hộ lẫn nhau vì một sự thịnh vượng chung và mối quan hệ hữu nghị lâu dài.
Hai bên cũng bày tỏ sự tôn trọng các lợi ích của nhau và quyền của mỗi nước trong lựa chọn hệ thống xã hội và đường lối phát triển đất nước. Nga và Trung Quốc khẳng định sẽ tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi bên, hợp tác an ninh và những vấn đề cùng quan tâm, nguyên tắc không đối đầu và đôi bên cùng có lợi. Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến thăm cấp cao, tăng cường trao đổi và phối hợp trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, thắt chặt hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Đề cập tới các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, Tuyên bố chung Trung Quốc - Nga kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran thông qua đối thoại và thương lượng. Văn kiện khẳng định hai nước phản đối việc sử dụng hoặc mưu toan sử dụng vũ lực trong giải quyết vấn đề này.
Đối với tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Tuyên bố chung Trung Quốc - Nga khẳng định đối thoại và tham vấn là con đường duy nhất để đạt được mục tiêu này. Hai bên tái khẳng định bảo đảm hòa bình và ổn định, theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là nguyện vọng chung của tất cả các bên liên quan.
Liên quan cuộc khủng hoảng tại Syria, tuyên bố chung khẳng định hai nước kịch liệt phản đối sự can thiệp quân sự từ bên ngoài và áp đặt một chính sách (kể cả trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc) nhằm thay đổi chế độ tại quốc gia Trung Đông này.
Tuyên bố nhấn mạnh các diễn biến tại Syria có ý nghĩa quan trọng đối với hòa bình và ổn định của Trung Đông và toàn thế giới, cần được tháo ngòi thông qua đối thoại chính trị giữa các bên xung đột. Hai nước cũng thúc giục cộng đồng quốc tế ủng hộ kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên chung Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập Kofi Annan.
Trung Quốc và Nga cũng nhất trí tăng cường hợp tác nhằm bảo vệ những lợi ích chung của các nước châu Á - Thái Bình Dương, khẳng định khu vực đóng vai trò ngày càng lớn trong các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, tuyên bố cũng nhấn mạnh châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ, đòi hỏi nỗ lực chung của toàn khu vực.
Tuyên bố chung cũng hoan nghênh Afghanistan trở thành quan sát viên của SCO và ủng hộ nỗ lực của Kabul trở thành quốc gia độc lập, ổn định, hòa bình, phát triển, không còn chủ nghĩa khủng bố và tội phạm ma túy. /.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đất đối không Akash  (06/06/2012)
Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc  (06/06/2012)
Ủy ban Đối ngoại của QH họp phiên toàn thể lần 4  (06/06/2012)
Hợp tác Thông tấn xã Việt Nam và PRD Thái Lan xây dựng ASEAN  (06/06/2012)
Thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào  (06/06/2012)
Hoàn thiện báo cáo thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân  (06/06/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên