Trung Quốc lần thứ hai giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
22:14, ngày 12-05-2012
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 12-5 cho biết sẽ giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong nước, xuống còn 20%, và quyết định trên chính thức có hiệu lực từ ngày 18-5 tới nhằm giữ đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Đây là đợt hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ hai ở Trung Quốc kể từ đầu năm tới nay.
Quyết định trên được xem là động thái mới nhất của Bắc Kinh sau khi nước này công bố mức tăng trưởng GDP của quý 1 vừa qua chỉ đạt 8,1%, mức thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây, trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp cũng chỉ đạt 9,3% trong tháng Tư, làm gia tăng sức ép buộc chính phủ phải nới lỏng chính sách tiền tệ.
Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã từng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong nước nhằm thúc đẩy cho vay và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Trung Quốc cần nhiều hơn nữa các chính sách tài chính nhằm đẩy mạnh tăng tưởng.
Hiện Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay là 7,5%, giảm so với mức 9,2% của năm ngoái và 10,4% trong năm 2010.
Ngày 11-5, Tổng cục Thống kê nhà nước Trung Quốc (NBS) công bố chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 của nước này đã giảm 0,7% so với năm trước, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một trong những thước đo lạm phát, tăng 3,4%./.
Tạo việc làm giúp châu Phi giữ tăng trưởng kinh tế  (12/05/2012)
Tuyển công chức không phân biệt loại hình đào tạo  (12/05/2012)
Chiếu phim cuộc sống trên đảo Hoàng Sa tại Pháp  (12/05/2012)
Thư của Chủ tịch nước nhân Ngày phòng chống thiên tai  (11/05/2012)
Việt - Lào trao đổi kinh nghiệm về đoàn kết toàn dân  (11/05/2012)
Khánh thành Trung tâm Văn hóa đảo Nam Yết  (11/05/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên