Liên hợp quốc hối thúc Lebanon nối lại đối thoại dân tộc
19:03, ngày 14-01-2012
Ngày 13-1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon đã đến Lebanon để thảo luận về các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc ở miền Nam nước này và việc Chính phủ Lebanon nối lại đàm phán về giải giáp vũ khí của phong trào Hezbollah.
Phát biểu họp báo tại thủ đô Beirut sau các cuộc hội đàm với giới chức lãnh đạo nước chủ nhà, Tổng thư ký Ban Ki-Moon cho biết ông "rất quan ngại" về tiềm lực quân sự của lực lượng Hezbollah cũng như tiến trình giải giáp vũ khí của lực lượng này.
Theo ông, mọi cánh vũ trang không thuộc phiên chế nhà nước đều không được thừa nhận và ông đã hối thúc Tổng thống Michel Sleiman nối lại tiến trình đối thoại dân tộc được khởi động từ năm 2006 về việc xây dựng chiến lược quốc phòng cho quốc gia Địa Trung Hải này.
Ngoài ra, Tổng thư ký Ban Ki-Moon cũng cho biết Liên hợp quốc đang xem xét gia hạn phiên tòa xét xử 4 đối tượng thuộc phong trào Hezbollah phạm tội sát hại cựu Thủ tướng Rafik al-Hariri năm 2005. Đây là phiên tòa do Liên hợp quốc hậu thuẫn và sẽ hết hạn vào ngày 29-2 tới.
Vì vậy, Liên hợp quốc đang xem xét gia hạn phiên tòa dựa trên các cuộc tham vấn tới đây giữa Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chính phủ Lebanon.
Ngay trước đó, Tổng thư ký Ban Ki-Moon đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Sleiman, Thủ tướng Najib Mikati và Chủ tịch Quốc hội Nabih Berri. Tại các cuộc gặp, ông Ban Ki-Moon đã trao đổi về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở nước láng giềng Syria và những tác động của cuộc khủng hoảng tới Lebanon.
Hai nước này có đường biên giới chung dài 330 km nhưng đến nay vẫn chưa ký hiệp định chính thức về phân định biên giới. Vì vậy, đây là một trong những chủ đề trao đổi chính giữa ông Ban Ki-Moon và Thủ tướng Mikati.
Tuyên bố của văn phòng Thủ tướng Makati đưa ra sau cuộc gặp nêu rõ ưu tiên của Chính phủ Lebanon là "duy trì sự ổn định trong nước và tránh những ảnh hưởng xấu" từ cuộc xung đột tại Syria.
Dự kiến trong ngày 14-1, Tổng thư ký Ban Ki-Moon sẽ tới thăm các binh sĩ thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở miền Nam Lebanon (UNIFIL). Trong năm qua, lực lượng này liên tiếp hứng chịu làn sóng tấn công của các tay súng phiến quân và hiện Liên hợp quốc đang xem xét, đánh giá lại chiến lược hoạt động tại nước này.
Trong cuộc gặp với Tổng thư ký Ban Ki-Moon, Tổng thống Sleiman đã bày tỏ mong muốn Liên hợp quốc sẽ tiếp tục duy trì quân số cũng như thời hạn hoạt động của UNIFIL tại Lebanon./.
Trao quyết định bổ nhiệm 17 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao  (14/01/2012)
Tổng Bí thư thăm và chúc Tết tại tỉnh Quảng Nam  (14/01/2012)
Đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo theo hướng chủ động, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả  (14/01/2012)
Chỉ đạo quyết liệt cải cách hành chính nhà nước  (14/01/2012)
Văn phòng Chính phủ cần tăng cường nắm tình hình thực tiễn  (14/01/2012)
Ngoại trưởng ASEAN khẳng định lập trường chung về Biển Đông  (14/01/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay