Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở số 61 (1-2012)
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nguyễn Xuân Thông - Đón Nhâm Thìn này, nhớ Nhâm Thìn xưa, làm tốt lời Bác dặn
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm tới nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và quan liêu. Bác cho rằng đó là “ba nạn”, là “kẻ thù nguy hiểm”, là “tội ác” đối với đất nước và nhân dân. Nó làm hỏng tinh thần, phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Bác đã có nhiều bài nói, bài viết về tác hại, sự nguy hiểm của nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cũng như sự cần thiết, tính cấp bách của cuộc đấu tranh với các tệ nạn nói trên. Đồng thời, Người cũng luôn quan tâm, nhắc nhở, giáo dục cán bộ, nhân dân, các cấp, các ngành phải thực hành tiết kiệm và thường xuyên đấu tranh để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong xã hội cũng như ở mỗi con người.
Đào Quang Mạnh - Bộ đội Biên phòng Lai Châu làm theo lời Bác
Phát huy phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đoàn kết gắn bó với đồng bào các dân tộc, thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Theo đó, không ngừng trưởng thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Tiêu điểm
Lê Bạch Hồng - Phát triển bảo hiểm xã hội, chăm lo bảo hiểm y tế - trụ cột của hệ thống an sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách song hành, trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả hai chính sách trên không những giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, ốm đau, tai nạn, thất nghiệp để ổn định đời sống, mà còn góp phần quan trọng vào ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ở một góc độ khác, đó chính là biểu hiện sinh động và thiết thực của tính nhân văn, nhân đạo và bản chất, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Tuấn Anh - Cuộc vận động “Ngày Vì người nghèo” và Chương trình “Nối vòng tay lớn - Vì người nghèo”: "Ý Đảng hợp lòng dân"
Qua hơn 10 năm thực hiện, đến nay, Cuộc vận động “Ngày Vì người nghèo” và Chương trình “Nối vòng tay lớn - Vì người nghèo” ngày càng phù hợp với lòng dân, ý Đảng, mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc. Cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo sự chuyển biến từ Trung ương đến cơ sở. Cuộc vận động đã tiếp tục vun đắp truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc; khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau từ mỗi cộng đồng dân cư cùng chăm lo, củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tình đoàn kết quốc tế.
Nguyễn Văn Hồi - Tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn
Vùng đặc biệt khó khăn ở nước ta hiện nay chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Có thể nói, đây vẫn là “rốn nghèo”, là nơi tập trung nhiều người nghèo nhất. Trong số hơn 10 triệu người nghèo nhất cả nước hiện nay, hầu hết là cư dân nông thôn miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Xóa đói giảm nghèo vì vậy, luôn là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân, phải được tiếp tục thực hiện đồng thời cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Diễn đàn - Đối thoại
Nguyễn Trọng Đàm - An sinh xã hội với dân cư nông thôn - hiện trạng và giải pháp
Khả năng chống đỡ của người dân nông thôn trước những biến cố về thiên tai, dịch bệnh, ốm đau và những rủi ro trong cuộc sống còn hạn chế, dễ bị tổn thương, dễ rơi xuống nghèo đói. Những nguy cơ này có xu hướng gia tăng do tính chất và tác động của toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và môi trường sống bị hủy hoại và các tác động của cải cách kinh tế.
Phạm Mạnh Hùng - Về sự hài hòa giữa công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân hiện nay
Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu xây dựng hệ thống y tế vận hành phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đúng đắn và xác định chính xác những đặc trưng của hệ thống y tế đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm an sinh xã hội hiện nay.
Hải Hiếu - Bình ổn giá góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt, trong đó có chương trình bình ổn giá. Dù chiếm hơn 25% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của cả nước nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thành phố luôn thấp hơn chỉ số CPI cả nước. Năm 2010, CPI của Thành phố Hồ Chí Minh ở mức một con số với 9,58%, trong khi cả nước là 11,75%.
Phạm Đình Vận - An toàn hàng hải - nhân tố bảo đảm quan trọng trong phát triển kinh tế biển và an ninh chủ quyền biển đảo
Trải qua 36 năm (1975 - 2011) xây dựng và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn 2001- 2010, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bước tiến quan trọng của ngành an toàn hàng hải đã góp phần vào việc từng bước đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển; bảo đảm vững chắc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia về biển, đảo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phạm Hiệp - Lễ hội và mùa xuân Việt Nam
Lễ hội hình thành rất sớm trong lịch sử cộng cư và nhu cầu cộng cảm của dân tộc. Vì vậy nó được bảo lưu, trao truyền và luôn được tích hợp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự tích hợp qua chiều dài thời gian đã làm cho lễ hội ngày càng phong phú và sinh động. Mỗi một lễ hội được hình thành do những nguyên nhân và vào những thời điểm khác nhau, nhưng phần lớn là bắt nguồn từ sự kiện lịch sử.
Điều tra - Phóng sự
Hạ Long - Gập ghềnh chặng cuối con đường điện khí hóa nông thôn
Khi tỷ lệ hộ gia đình có điện hiện nay của nước ta đạt 96%, nhiều người nghĩ rằng với số phần trăm ít ỏi còn lại, con đường đưa điện về nông thôn sẽ dễ dàng. Tuy nhiên thực tế, trước khi có thể cán đích, chặng cuối của con đường trên vẫn còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua…
Gương mặt tiêu biểu, xuất sắc thời kỳ đổi mới
Nguyễn Văn Sơn - Già làng Hồ Văn Dinh làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Lên xã vùng cao Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, hỏi thăm về già làng Hồ Văn Dinh, thì ai cũng biết. Bởi, ông là người con của dân tộc Cadong, của núi rừng Trà My, từng theo Đảng và Bác Hồ làm cách mạng và lấy họ Hồ của Bác đặt họ cho mình. Ông dạy dân làng trồng lúa nước, đánh đàn của tổ tiên người Cadong; người nhiệt huyết, gương mẫu lôi cuốn đồng bào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Kinh nghiệm từ cơ sở
Hoàng Danh Luyến - Bộ Tư lệnh Quân khu 1 làm tốt công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Bác, trong những năm qua, Bộ Tư lệnh Quận khu 1 đã phối hợp với các địa phương làm tốt công tác dân vận, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để góp phần ổn định chính trị địa bàn nơi đóng quân và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Trần Vũ Khiêm - Quảng Bình đầu tư phát triển huyện miền núi vùng cao Minh Hóa
Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Bình (khóa XIV) về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh huyện Minh Hóa đến năm 2015 cho thấy, chủ trương này thật sự đi vào cuộc sống, thể hiện ý Đảng hợp lòng dân, tạo động lực quan trọng thúc đẩy huyện miền núi vùng cao này phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, góp phần đưa Quảng Bình phát triển nhanh, bền vững.
Nguyễn Thanh Mân - Thành phố Kon Tum chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhờ thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, ngày càng được nâng cao, giảm dần cách biệt về hưởng thụ vật chất, tinh thần giữa các vùng, địa phương. Môi trường xã hội lành mạnh, phát triển không ngừng… tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương tăng tiến tập trung hướng đến xây dựng thành phố Kon Tum đạt 70% tiêu chí của đô thị loại II (miền núi) vào năm 2015.
Quốc Trung - Châu Hoàn - Hậu Giang thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội
So với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang có xuất phát điểm thấp, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, ngay từ khi thành lập tỉnh năm 2004, Hậu Giang rất quan tâm đến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt chú trọng công tác hỗ trợ những đối tượng chính sách, người nghèo, tạo điều kiện để họ có thể bắt nhịp với sự phát triển chung của xã hội trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập toàn cầu.
Huy Vũ - Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer
Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở các địa phương vùng Tây Nam Bộ đã nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135 đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, Chương trình 134 hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, trợ giá, trợ cước, vay vốn ưu đãi… Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng dân tộc Khmer Tây Nam Bộ ngày càng khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Lê Tiến Thanh - Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh với thực hiện chính sách an sinh xã hội ở khu vực biên giới, biển đảo vùng Đông Bắc Tổ quốc
Thông qua các mô hình và bằng những việc làm thiết thực, những năm qua Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị ở khu vực biên giới, biển đảo, tạo ra sự chuyển biến tích cực về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân nơi đây đối với Đảng và Nhà nước.
Phạm Ngọc Dũng - Thổ Tang - trung tâm dịch vụ thương mại nông sản điển hình ở Việt Nam
Thổ Tang là thị trấn của dịch vụ đầu mối thương mại hàng nông sản trong nước và quốc tế, có kinh tế phát triển đứng đầu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Với khoảng 500 hộ làm nghề kinh doanh, vận chuyển hàng nông sản có số lượng lớn, sáu chợ lưu động hoạt động suốt ngày đêm thực sự đang làm nên một Thổ Tang điển hình, năng động và ấn tượng trong số các miền quê khác của Việt Nam. Câu phương ngôn “Phi thương bất phú” đã được các thế hệ người Thổ Tang thấm nhuần vào máu thịt để làm giàu cho gia đình mình và xã hội. Thổ Tang thực sự là bài học về phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng, miền của đất nước.
Nguyễn Thu Hạnh - Tạo dựng thương hiệu du lịch cho điểm đến Măng Đen
Theo Chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến 2030, Tây Nguyên được xác định là một trong bảy vùng du lịch đặc thù của Việt Nam, trong đó, điểm du lịch Măng Đen (thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) được đề xuất là một trong 31 khu vực có quy mô và tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội ở Việt Nam, cần đầu tư để phát triển thành khu du lịch quốc gia, gắn với việc xây dựng thương hiệu.
Nhìn ra thế giới
Phạm Đi - Khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự ứng phó trên lĩnh vực lao động, việc làm của Trung Quốc
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới với nhiều bình diện khác nhau, trong đó có Trung Quốc. Dưới sức ép của cuộc khủng hoảng lên vấn đề lao động, việc làm, Chính phủ Trung Quốc đã có những động thái tích cực để ứng phó, nhằm giảm thiểu sự tác động đến lĩnh vực hết sức nhạy cảm này.
Dạ Lan Hương - Một số nét về chính sách an sinh xã hội của Liên bang Nga
Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp từ chính sách an sinh xã hội của Liên bang Xô-viết trước đây, như bảo đảm công bằng xã hội, rèn luyện, đào tạo thế hệ trẻ, bảo đảm đời sống cho những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước…, Chính phủ Liên bang Nga đã có chính sách an sinh xã hội hướng tới xây dựng một nước Nga hiện đại, giàu truyền thống nhân đạo và nhân văn.
Nhịp cầu bạn đọc
*** Một số vấn đề về an sinh xã hội
Lời Bộ Biên tập: An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở số ra kỳ này xin trao đổi với bạn đọc chung quanh vấn đề trên.
Ngoại giao Việt Nam - Lào thúc đẩy quan hệ hợp tác  (14/01/2012)
Tạp chí Cộng sản số 831 (1-2012)  (13/01/2012)
Phát biểu của đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2011  (13/01/2012)
Ngành Tuyên giáo làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước  (13/01/2012)
Đồng bằng sông Cửu Long: Chung tay lo Tết cho người nghèo  (13/01/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên