Liên hợp quốc nêu bốn trọng tâm họat động trong năm 2012
Trong thông điệp khép lại năm 2001 hướng đến năm 2012, ngày 30-12-2011, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Nassir Abdulaziz Al-Nasser đã hối thúc các nước thành viên đoàn kết hơn nữa trong năm 2012 và đưa ra bốn vấn đề trọng tâm Liên hợp quốc cần tập trung trong thời gian còn lại của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 66.
Trọng tâm đầu tiên, đó là Liên hợp quốc và các nước thành viên phải tham gia giải quyết hòa bình các tranh chấp, đặc biệt là tại Trung Đông.
Trọng tâm thứ hai, đó là vấn đề cải cách và cải tổ Liên hợp quốc.
Theo Chủ tịch Al-Nasser, cải tổ là cần thiết để phản ánh được những thực tế của thế kỷ XXI và bảo đảm được tính hiệu quả của Liên hợp quốc.
Ngoài các cuộc đàm phán liên chính về cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang diễn ra cũng cần phải chú trọng tới đổi mới Đại Hội đồng Liên hợp quốc và những họat động khác để nâng cao sức mạnh của hệ thống Liên hợp quốc.
Các quốc gia thành viên cần thể hiện thiện chí cần thiết để có thể tạo ra những điểm đồng thuận và sự thỏa hiệp trong việc ủng hộ những lợi ích chung.
Trọng tâm thứ ba, đó là nâng cao nỗ lực trong việc cải thiện khả năng phòng chống và đối phó với những thiên tai. Theo Chủ tịch Al-Nasser, trong năm qua, thế giới đã chứng kiến các thảm họa kinh hoàng như động đất và sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt tại Thái Lan, Philippines và một số quốc gia châu Á khác.
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chia sẽ các bài học và cải thiện các hệ thống cảnh báo và phản ứng nhanh trên toàn thế gới, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn cần phải cố gắng hơn trong việc thực hiện các chính sách và biện pháp có thể giúp giảm thiểu tác động của thiên tai, cũng như giải quyết và ngăn chặn những thảm họa do con người gây ra.
Trọng tâm cuối cùng là thúc đẩy phát triển bền vững và sự thịnh vượng chung trên toàn cầu.
Chủ tịch Al-Nasser nêu rõ, cộng đồng quốc tế cần cố gắng thực hiện các biện pháp đối phó hiệu quả với những thách thức cấp bách về xã hội, kinh tế và môi trường hiện nay.
Liên quan đến vấn đề này, Hội nghị về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Rio+20) diễn ra vào tháng 6-2012 sẽ là một diễn đàn quốc tế quan trọng, nơi các quốc gia thành viên sẵn sàng cùng nhau tìm ra giải pháp lâu dài cho những thách thức về phát triển mà thế giới đang phải đối mặt./.
“Mùa xuân Arập”: Một năm nhìn lại  (01/01/2012)
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI  (31/12/2011)
Thông báo Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI  (31/12/2011)
Doanh nghiệp và nông dân trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang  (31/12/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự lễ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh Hà Nam  (31/12/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay