Hội nghị thượng đỉnh EU - Ukraine
14:27, ngày 22-12-2011
TCCSĐT - Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine hôm đầu tuần đã kết thúc với những bất đồng xoay quanh việc xét xử nhà lãnh đạo đảng đối lập của Ukraina là Yulia Tymoshenko.
Ukraine sẽ tiến gần đến Nga hơn nếu Hiệp ước liên kết với Liên minh châu Âu hoàn toàn thất bại
|
Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu và Ukraine năm nay đánh dấu giai đoạn 4 năm đàm phán Hiệp ước liên kết mà Tổng thống Viktor Yanukovych kỳ vọng sẽ thành công tốt đẹp. Hiệp ước liên kết này được Ukraine xem là một bước đi quan trọng bởi đó như một khuôn khổ rộng rãi, bao gồm thỏa thuận tự do mậu dịch với châu Âu, cái có thể giúp Ukraine tiến gần hơn đến việc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu.
Ông Ricardo Giucci, cố vấn của Chính phủ Ukraine cho rằng, Hiệp ước liên kết này sẽ mang lại lợi ích cho cả Liên minh châu Âu và Ukraine. Theo đó, Ukraine sẽ thông qua những tiêu chuẩn hiện đại, thủ tục hải quan sẽ được đơn giản hóa để thông thương thuận tiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư thuộc Liên minh châu Âu. Còn Ukriane, một khi Hiệp ước liên kết chính thức được thông qua thì sẽ không chỉ được hưởng lợi về mặt kinh tế mà Ukraine còn thu được nhiều tích cực về chính trị khi lần đầu tiên “nắm trong lòng bàn tay” khả năng trở thành thành viên của Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, trước khi đi đến thống nhất về Hiệp ước liên kết, Liên minh châu Âu lại muốn nhìn thấy bằng chứng chứng minh việc xét xử bà Y.Tymoshenko của Chính phủ Ukraine là chính đáng. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu không muốn gây quá nhiều áp lực đối với Ukraine.
Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Warsaw (Ba Lan) hồi tháng 9 vừa qua, giới chính trị gia của Liên minh châu Âu đã hoan nghênh Ukraine vì ngày càng cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực này nhưng đồng thời cũng chỉ ra rằng, việc xét xử bà Y.Tymoshenko sẽ không đem lại kết quả gì. Bởi để ký được Hiệp ước liên kết, dù là với Ukraine hay với bất kỳ nước nào cũng đều cần được Nghị viện của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu thông qua và quá trình này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian.
Các nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu cho biết, thông cáo chung sau Hội nghị lần này chỉ đơn giản là xác nhận cuộc đàm phán đã chính thức kết thúc và đó cũng tương tự như một thất bại chính trị. Trong một bài phỏng vấn, Phó Thủ tướng nước này Serhiy Tihipko đã tuyên bố rằng “nếu Ukraine nhận được câu trả lời “không” dứt khoát từ Liên minh châu Âu thì đó là cơ hội tốt để Ukraine gia nhập Hiệp định tự do mậu dịch với Nga”./.
Nhân tố kinh tế và một số vấn đề về chuẩn bị tiềm lực kinh tế quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay  (22/12/2011)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình  (22/12/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình  (22/12/2011)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình  (22/12/2011)
Vòng đàm phán Doha của WTO: Dậm chân tại chỗ  (22/12/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm