Syria, Iran và cuộc cân bằng quyền lực ở Trung Đông
Dưới áp lực của dư luận trong và ngoài nước Mỹ, trước khi rời Nhà Trắng năm 2008, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã phải cam kết với Chính phủ ở Baghdad một lộ trình rút quân khỏi Iraq vào cuối năm 2011. Còn Tổng thống Mỹ Barack Obama không có kế sách nào khác là buộc phải thực hiện cam kết này. Đó là một trong những yếu tố quyết định đưa ông bước vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm 2008, đồng thời thể hiện việc hiện thực hóa lời hứa của ông trước cử tri Mỹ khi mùa bầu cử 2012 đang đến gần.
Nhưng rút quân không có nghĩa là Mỹ sẽ không còn hiện diện ở Iraq, bởi nếu Mỹ không còn ở lại Iraq thì hàng trăm tỉ USD đổ vào cuộc chiến tranh này cùng với hàng ngàn sinh mạng lính Mỹ chết trận và những lợi ích lâu dài của Mỹ ở Vùng Vịnh sẽ bị đe dọa. Trong tình thế đó, Mỹ sẽ phải tìm kế sách sao để vừa giữ được tiếng rút quân khỏi Iraq, vừa duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài tại quốc gia có vị trí cực kỳ quan trọng đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Kế sách đó chính là việc tư nhân hóa các hoạt động an ninh, nghĩa là ký hợp đồng chuyển giao chức năng bảo đảm an ninh cho các công ty quân sự tư nhân. Bằng cách này Mỹ sẽ vẫn tiếp tục giữ vai trò cố vấn an ninh cho quân đội Iraq, gồm cả việc huấn luyện chống khủng bố cho các lực lượng đặc nhiệm của Baghdad. Đây cũng là xu hướng trong chiến lược lâu dài của Mỹ để hiện diện quân sự tại những khu vực nhạy cảm mà quân đội chính quy của họ không thể xuất đầu lộ diện.
Nhưng vấn đề lớn nhất với Mỹ trong tiến trình rút quân tại Iraq hiện nay, chính là Iran. Có thể nói, cùng với việc chiếm đóng Iraq, Mỹ đã đặt viên đá cuối cùng lên cuộc bao vây Iran. Tuy nhiên, bất chấp tính chất nghiêm trọng của sự đe dọa này, Iran đã mở rộng thành công sự thống trị chính trị của họ về phía Tây, nơi tiếp giáp với Iraq. Kể từ năm 2003, Iran đã thiết lập được sự hiện diện ở Iraq và giành được sự ảnh hưởng mạnh nhất mà họ có được tại đất nước này trong lịch sử hiện đại. Iran còn tìm cách làm trầm trọng thêm tình thế khó khăn của Mỹ ở Iraq để chặn trước một chiến dịch quân sự của Mỹ nhằm chống lại Iran, buộc Washington phải thương lượng với họ về chương trình hạt nhân Iran và chính thức hóa vai trò khu vực của Iran.
Thông qua sự triển khai khéo léo và toàn diện một loạt công cụ chính trị, tình báo, kinh tế và phe phái, Tehran đã biến tình hình bấp bênh ở Iraq trong những năm qua thành “mỏ vàng chính trị” cho mình. Vấn đề nhân khẩu học tại Iraq cũng đã tạo cơ hội lớn nhất cho Iran trong cuộc tranh giành ảnh hưởng đối với tiến trình chính trị ở nước này, xét tới mối liên kết phe phái vững chắc của Iran với người Shial và những ràng buộc về ngôn ngữ và lịch sử của Iran với người Kurd ở Iraq.
Mỹ cho rằng, sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq, Iran sẽ là người thụ hưởng phần lớn những lợi ích tại đây, điều mà Washington không bao giờ mong muốn. Khi Mỹ rời khỏi Iraq, Iran có thể áp đặt một trật tự mới không chỉ ở Iraq mà ở cả các nước còn lại trong Vịnh Persia. Cho dù Mỹ có ở lại Iraq dưới các hình thức khác, Iran vẫn có thể gây mất ổn định, làm phân tán sức mạnh của Mỹ hoặc thậm chí gây bạo lực leo thang tới mức Mỹ lại buộc phải tăng cường lực lượng chiến đấu và lại tiếp tục sa lầy. Trong khi đó, những tính toán của các chính trị gia Iraq hiện nay đang nghiêng về phía Iran, điều này hoàn toàn không phù hợp với lợi ích Mỹ.
Bởi vậy, các nhà quan sát cho rằng, những bất ổn ngày một leo thang tại Syria hiện nay cùng với những biện pháp trừng phạt hà khắc nhằm vào Iran, mục đích chính là nhằm ổn định chiến lược Trung Đông theo hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Kể từ sau cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran, Syria và Iran đã chia sẻ một quan hệ liên minh chiến lược và giữa họ đã có những lợi ích đan xen nhau và tương đồng nhau ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là trong việc cùng nhau đối phó với “mối đe dọa Israel”. Khủng hoảng ở Syria đang gây thiệt hại cho vai trò chính trị của Iran tại Trung Đông, bởi Syria là đồng minh duy nhất của Iran trong thế giới Arab.
Nếu chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad vẫn trụ vững cùng với việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, Iran sẽ là người “thắng” lớn và có thể sẽ xuất hiện một phạm vi ảnh hưởng của Iran kéo dài từ phía tây Afghanistan đến Địa Trung Hải (thông qua phong trào Hezbollah ở Libanon). Hiện quyền lực của Iran tại Trung Đông cũng ngày càng được củng cố. Lo lắng trước thực tế này, Mỹ, Israel, Saudi Arabi và Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách cản trở những ảnh hưởng của Iran. Mỹ lo ngại sau khi quân Mỹ rút khỏi Iraq, điều này không những trấn an được Iran ở vùng biên giới tiếp giáp Iraq mà còn khích lệ Iran nỗ lực lấp lại khoảng trống quyền lực của mình tại đây. Một Iraq có quan hệ thân thiết với Iran sẽ là cơ hội để vực dậy trục Iran - Syria đang bị suy yếu. Và để việc ngăn chặn Iran có hiệu quả, Mỹ và phương Tây cũng đang tìm cách làm suy giảm sức mạnh của chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Nếu vô hiệu hóa được Iran, Mỹ có thể chuyển tới các quốc gia khác đang hoặc có ý định “cứng đầu” với Mỹ một thông điệp, yêu cầu các nước này tôn trọng luật pháp quốc tế đồng thời bảo đảm an toàn cho vị thế của Mỹ ở Trung Đông, qua đó kiểm soát các nguồn dự trữ dầu mỏ của vùng Tây Á, các đường ống dẫn dầu chiến lược đang được xây dựng nối tới Trung Á, vốn là một trong những lý do quan trọng khiến Mỹ can thiệp vào Afghanistan và Iraq trước đây. Mặt khác, Iran có nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt lớn, nhưng nguồn lợi này chủ yếu là để cung cấp cho Trung Quốc và Nga. Kiểm soát được nguồn năng lượng này, có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho Nga và Trung Quốc, hai cường quốc đang thách thức quyền lực của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
Răn đe Iran, Mỹ phần nào trấn an Israel, đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực và là nước chịu nhiều sức ép suy giảm quyền lực nhất sau những biến cố tại Trung Đông - Bắc Phi thời gian qua. Điều này giải thích tại sao, Mỹ và Israel tìm thấy “vấn đề hạt nhân Iran” trong cách giải quyết yếu tố nảy sinh do Palestine đệ đơn xin trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Đây hẳn là một cái cớ hợp lý nhất để xử lý các quốc gia “cứng đầu”, đồng thời gác lại vấn đề thành lập Nhà nước Palestine trong vài năm nữa.
Ngoài ra, các nhà quan sát cho rằng, với độ sâu của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước bao gồm nợ công, phong trào biểu tình “chiếm lấy Phố Wall”, thất nghiệp…, Chính quyền Mỹ có thể đang thúc đẩy mạnh mẽ hơn các vấn đề đối ngoại để lôi kéo sự quan tâm chú ý của cử tri, giảm thiểu những sức ép trong nước. Đây là điều rất quan trọng với Tổng thống Barack Obama, nếu ông muốn tiếp tục tại nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa./.
Khởi công xây dựng nhà ga T2 sân bay Nội Bài  (05/12/2011)
Hội nghị Khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15 của ILO  (04/12/2011)
Đoàn Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc ở Mexico  (04/12/2011)
Thảo luận chương trình trọng tâm cải cách tư pháp  (04/12/2011)
Thảo luận chương trình trọng tâm cải cách tư pháp  (04/12/2011)
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012  (04/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên