Việt Nam - Estonia: Thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực
TCCSĐT - Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng hòa Estonia Andrus Ansip sang thăm chính thức nước ta từ ngày 6 đến ngày 8-11. Lễ đón Thủ tướng Andrus Ansip diễn ra trọng thể sáng 7-11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau lễ đón, hai Thủ tướng đã tiến hành hội đàm, thống nhất định hướng lớn cùng nhiều biện pháp cụ thể nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống và đẩy mạnh hợp tác Việt Nam - Estonia trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, du lịch và lao động…
Trên tinh thần hữu nghị, xây dựng, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai Thủ tướng đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại của mỗi nước; thảo luận sâu rộng định hướng lớn và thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Estonia trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch …
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng và đánh giá cao chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Andrus Ansipm, cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy hợp tác song phương, tương xứng với quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Thủ tướng Andrus Ansip khẳng định chuyến thăm Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị và đẩy mạnh hợp tác kinh tế cùng có lợi với Việt Nam.
Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao để tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; tích cực đàm phán để sớm ký kết các hiệp định hợp tác về kinh tế, tránh đánh thuế hai lần, giáo dục đào tạo, miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ… Đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để hai bên thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Hai Thủ tướng cũng nhất trí xem xét thành lập Ủy ban Hợp tác kinh tế Việt Nam - Estonia; thiết lập quan hệ trực tiếp giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước để tích cực xúc tiến hợp tác trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị, công nghệ sinh học và đặc biệt là công nghệ thông tin….
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Andrus Ansip
|
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Estonia kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Đến năm 2012 là tròn 20 năm Việt Nam - Estonia thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng, trong đó kim ngạch thương mại song phương mới đạt hơn 10 triệu USD trong năm 2010.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Estonia vào năm 2012. Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, ASEM và cùng phối hợp đối phó với các thách thức toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh lương thực.
Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để Estonia tăng cường quan hệ với ASEAN. Estonia cũng sẵn sàng tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường quan hệ toàn diện với EU. Hai bên cũng nhất trí cho rằng, tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, thỏa thuận DOC và phải tiến tới COC....
Thủ tướng Andrus Ansip trân trọng mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Estonia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn và vui vẻ nhận lời. Chuyến thăm do Bộ Ngoại giao hai nước thu xếp vào thời điểm thích hợp.
Ngay sau Hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Andrus Ansip chứng kiến lễ ký Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao hai nước.
Tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mở tiệc chào mừng Thủ tướng Andrus Ansip cùng đoàn Chính phủ Estonia.
Phát biểu với báo chí sau Hội đàm, Thủ tướng Andrus Ansip khẳng định: sẵn sàng tiếp nhận sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam sang nghiên cứu, học tập tại Estonia, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) cũng như việc EU công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
|
Box
Đại Công tước Luxembourg thăm chính thức Việt Nam  (07/11/2011)
Con đường Cách mạng Tháng Mười Nga theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (07/11/2011)
Đại lễ mít tinh kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai  (07/11/2011)
Sức sống vĩ đại của Cách mạng tháng Mười  (07/11/2011)
Đại Công tước Luxembourg thăm chính thức Việt Nam  (07/11/2011)
Thủ tướng Cộng hòa Estonia thăm chính thức Việt Nam  (07/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay