Điều hành linh hoạt, sát thực tế để kiềm chế lạm phát
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ nhận định, nhờ việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội ngay từ đầu năm theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong tháng 10 và 10 tháng năm nay, tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đã dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế, xuất khẩu tăng 3 lần, tỷ lệ nhập siêu giảm mạnh, nhiều chính sách xã hội được triển khai và thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo đời sống nhân dân, duy trì sự phát triển của nền kinh tế.
Nổi bật là sản xuất công nghiệp tăng 7%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 23,1%, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 11,7%, xuất khẩu tăng 34,6%, tạo việc làm cho trên 1,2 triệu người… Đặc biệt là lạm phát được kiềm chế, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng xuống mức thấp nhất là 0,36% kể từ tháng 9-2010.
Bên cạnh những kết bước đầu đã đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do lãi suất cao, trong những tháng cuối năm nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu cũng như trả các khoản tín dụng bằng USD sẽ làm tăng áp lực tăng tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế, áp lực lạm phát tăng, lũ lụt gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và các nguy cơ dịch bệnh…
Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị, song song với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, như tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhất là vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư cho các dự án hoàn thành trong năm nay. Thực hiện các biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường giá cả vào những tháng cuối năm và khắc phục hậu quả do lũ lụt, sớm ổn định sản xuất nông nghiệp…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 447 tỷ đồng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gia cố bờ bao và bơm tiêu nước để chuẩn bị mùa vụ tới.
Các thành viên Chính phủ cũng kiến nghị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ổn định tỷ giá VND/USD và lãi suất liên ngân hàng trong những tháng tới, đặc biệt là hạn chế nợ xấu của hệ thống ngân hàng và kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản; tăng cường giám sát đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ bảo đảm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và không để xảy ra đổ vỡ các tổ chức tín dụng, đồng thời tiếp tục giảm trần lãi suất…
Bám sát thực tiễn, điều hành linh hoạt để hoàn thành kế hoạch
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu qua thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là lạm phát tăng cao, nếu không thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp sẽ không đạt được mục tiêu 18% đã đề ra. Bởi 2 tháng cuối năm sức ép về giá tăng cao do nhu cầu tiêu dùng tăng… dẫn đến việc giảm lạm phát xuống 1 con số trong năm 2012 là hết sức khó khăn.
Thủ tướng cũng nêu rõ những khó khăn mới xuất hiện cần có giải pháp cụ thể để hoàn thành kế hoạch đã đề ra như sản xuất kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến tốc độ sản xuất công nghiệp giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm, tính thanh khoản của nền kinh tế, doanh nghiệp và ngân hàng…
Về nhiệm vụ trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nỗ lực, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP. Theo dõi sát tình hình để kịp thời điều hành linh hoạt, sát với thực tế, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 18%, tạo tiền đề đưa lạm phát năm 2012 về mức 1 con số; đồng thời bảo đảm đạt mức tăng trưởng 6%...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; nghiên cứu, sửa đổi chính sách thuế để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn đẩy mạnh sản xuất; đồng thời hướng nguồn tín dụng vào tập trung cho nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông sản.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát tổng phương tiện thanh toán, tỷ giá, lãi suất... nhằm đạt được yêu cầu kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng.
Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương cân đối đảm bảo đủ các mặt hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện tái cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, huy động các nguồn lực khác cho đầu tư, cơ cấu lại vốn đầu tư tập trung cho các dự án, công trình cấp bách gắn với nâng cao chất lượng đầu tư.
Trước mắt, sớm trình Chính phủ đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, tăng quy mô hợp lý, phù hợp với nền kinh tế, khắc phục những tồn tại, yếu kém của hệ thống ngân hàng, giảm các ngân hàng yếu kém và củng cố Quĩ tín dụng nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Dứt khoát phải kiểm soát không để ngân hàng nào đổ vỡ và bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân gửi tiền.”
Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành và địa phương quan tâm hỗ trợ người dân vùng lũ, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo; đồng thời kiểm soát dịch chân tay miệng, an toàn giao thông, cải cách hành chính…
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trước mắt và cả lâu dài để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, tiếp tục hỗ trợ các địa phương và nhân dân thúc đẩy phát triển sản xuất nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ XIII; đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu./.
WB sẽ tiếp tục duy trì vốn vay ưu đãi cho Việt Nam  (04/11/2011)
Việt Nam coi trọng việc tăng cường hợp tác với Anh  (04/11/2011)
Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức Liên hợp quốc  (04/11/2011)
Lạng Sơn kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh  (04/11/2011)
Hội thảo về Biển Đông tại Hà Nội  (04/11/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay