Xy-ri có những “tấm lá chắn” an toàn?
16:02, ngày 06-10-2011
TCCSĐT - Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc đã không thể thông qua một nghị quyết mới đối với Xy-ri bởi Nga và
Trung Quốc dùng quyền phủ quyết. Xem ra cộng đồng quốc tế không dễ tìm
kiếm lập trường chung về tình hình Xy-ri và quốc gia Trung Đông này vẫn
có được những tấm lá chắn hữu hiệu trước các đòn trừng phạt của Mỹ và
phương Tây.
Nghị quyết Pháp, Anh, Đức và Bồ Đào Nha đề xuất dưới sự hậu thuẫn của Mỹ đã giành được 9 phiếu ủng hộ, 2 phiếu chống và bốn phiếu trắng tại cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 4-10 vừa qua. Mặc dù các nước châu Âu đã có sự “xuống thang” nhất định trong các kế hoạch gây sức ép với Xy-ri khi loại bỏ yêu cầu áp đặt ngay lập tức các lệnh trừng phạt Xy-ri mà chỉ đe dọa sẽ hành động nếu Tổng thống Xy-ri Ba-sia An Át-xát không chấm dứt các cuộc đàn áp đẫm máu nhằm vào người biểu tình.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã không chấp nhận một nghị quyết như vậy. Cái mà Nga và Trung Quốc yêu cầu là phải lên án hành vi bạo lực của tất cả các bên tại Xy-ri chứ không riêng chính quyền Tổng thống Ba-sia An Át-xát. Các thành viên khác của Hội đồng Bảo an như Bra-xin, Ấn Độ và Nam Phi cũng không ủng hộ các nỗ lực tìm kiếm biện pháp trừng phạt Xy-ri.
Nếu như việc nghị quyết mới về tình hình Xy-ri không được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được xem như một thất bại ngoại giao của Mỹ và phương Tây thì ở góc độ nào đó, nó cho thấy sự thắng lợi của Xy-ri. Nước này đã có được những “tấm lá chắn” hữu hiệu để chống đỡ những đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Vì sao vậy?
Có thể nói rằng, các nước phản đối dự thảo nghị quyết của phương Tây không muốn thấy kịch bản đau thương tại Li-bi sẽ lặp lại tại Xy-ri. Nhìn vào những gì đang diễn ra tại Li-bi, ai cũng thấy, lật đổ một chế độ có thể mất vài ba tháng, song xây dựng một chế độ mới thì chưa biết sẽ mất bao nhiêu năm và cái mà người ta gọi là “công bằng và dân chủ hơn” cũng chưa biết tới khi nào đạt được. Nếu một nghị quyết lên án chính quyền Xy-ri được thông qua, chưa biết chừng nó sẽ nhanh chóng bị lợi dụng để triển khai các hành động can thiệp sâu vào tình hình nước này.
Bên cạnh đó, những mối ràng buộc trong quan hệ kinh tế giữa Xy-ri với các cường quốc mới nổi đầy tiềm năng cũng là yếu tố giúp Xy-ri có được sự ủng hộ từ hầu hết các thành viên trong nhóm BRICS. Chẳng hạn như Nga, với kim ngạch thương mại hai chiều Nga- Xy-ri lên tới 20 tỉ USD mỗi năm, Nga lên tiếng bênh vực chế độ của nhà lãnh đạo Ba-sia An Át-xát vì không muốn đánh mất lợi ích chiến lược của mình. Vì thế, Mỹ và phương Tây sẽ rất khó tìm kiếm được sự đồng thuận của các nước mới nổi trong vấn đề an ninh tại Xy-ri.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chính quyền Xy-ri đã “an toàn” trước những mũi nhọn công kích của Mỹ và phương Tây. Phải nhìn vào một thực tế rằng, các cuộc xung đột giữa chính quyền Ba-sia An Át-xát với người biểu tình đã khiến ít nhất 2.700 người thiệt mạng luôn là cái cớ cho một sự can thiệp từ bên ngoài.
Theo tính toán của các chuyên gia, bây giờ chưa phải là lúc Mỹ và phương Tây tiến hành cuộc chiến chống Xy-ri, song cũng không loại trừ khả năng Xy-ri sẽ bị biến thành Li-bi theo một cách khác. Mỹ và phương Tây đang có những “lá bài” khác nữa trong “ván bài” Xy-ri. Bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, các quan chức Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia láng giềng với Xy-ri đã gặp gỡ để bàn về tình hình Li-bi. Dư luận còn nhớ, cách đây vài tuần, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố sẽ không ngồi yên trước những diễn biến ở Xy-ri mà sẵn sàng tấn công quân sự.
Phản ứng mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ được giải thích là bởi họ lo ngại cuộc khủng hoảng tại Xy-ri có thể tràn qua biên giới hai nước và làm ảnh hưởng trực tiếp tới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ rất có thể bị chi phối bởi đồng minh Mỹ, hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)- liên minh quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên.
Nếu ngọn lửa xung đột tại Xy-ri bùng lên thành đám cháy lớn, chắc chắn nước này sẽ khó tránh khỏi sự can thiệp từ bên ngoài với danh nghĩa “dập lửa”. Trong lúc chưa hoàn toàn đánh mất cơ hội thỏa hiệp, Xy-ri cần đẩy nhanh việc tiến hành cải cách dân chủ, cũng như đàm phán với lực lượng nổi dậy để tránh rơi vào tình cảnh của “một Li-bi thứ hai”./.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã không chấp nhận một nghị quyết như vậy. Cái mà Nga và Trung Quốc yêu cầu là phải lên án hành vi bạo lực của tất cả các bên tại Xy-ri chứ không riêng chính quyền Tổng thống Ba-sia An Át-xát. Các thành viên khác của Hội đồng Bảo an như Bra-xin, Ấn Độ và Nam Phi cũng không ủng hộ các nỗ lực tìm kiếm biện pháp trừng phạt Xy-ri.
Nếu như việc nghị quyết mới về tình hình Xy-ri không được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được xem như một thất bại ngoại giao của Mỹ và phương Tây thì ở góc độ nào đó, nó cho thấy sự thắng lợi của Xy-ri. Nước này đã có được những “tấm lá chắn” hữu hiệu để chống đỡ những đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Vì sao vậy?
Có thể nói rằng, các nước phản đối dự thảo nghị quyết của phương Tây không muốn thấy kịch bản đau thương tại Li-bi sẽ lặp lại tại Xy-ri. Nhìn vào những gì đang diễn ra tại Li-bi, ai cũng thấy, lật đổ một chế độ có thể mất vài ba tháng, song xây dựng một chế độ mới thì chưa biết sẽ mất bao nhiêu năm và cái mà người ta gọi là “công bằng và dân chủ hơn” cũng chưa biết tới khi nào đạt được. Nếu một nghị quyết lên án chính quyền Xy-ri được thông qua, chưa biết chừng nó sẽ nhanh chóng bị lợi dụng để triển khai các hành động can thiệp sâu vào tình hình nước này.
Bên cạnh đó, những mối ràng buộc trong quan hệ kinh tế giữa Xy-ri với các cường quốc mới nổi đầy tiềm năng cũng là yếu tố giúp Xy-ri có được sự ủng hộ từ hầu hết các thành viên trong nhóm BRICS. Chẳng hạn như Nga, với kim ngạch thương mại hai chiều Nga- Xy-ri lên tới 20 tỉ USD mỗi năm, Nga lên tiếng bênh vực chế độ của nhà lãnh đạo Ba-sia An Át-xát vì không muốn đánh mất lợi ích chiến lược của mình. Vì thế, Mỹ và phương Tây sẽ rất khó tìm kiếm được sự đồng thuận của các nước mới nổi trong vấn đề an ninh tại Xy-ri.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chính quyền Xy-ri đã “an toàn” trước những mũi nhọn công kích của Mỹ và phương Tây. Phải nhìn vào một thực tế rằng, các cuộc xung đột giữa chính quyền Ba-sia An Át-xát với người biểu tình đã khiến ít nhất 2.700 người thiệt mạng luôn là cái cớ cho một sự can thiệp từ bên ngoài.
Theo tính toán của các chuyên gia, bây giờ chưa phải là lúc Mỹ và phương Tây tiến hành cuộc chiến chống Xy-ri, song cũng không loại trừ khả năng Xy-ri sẽ bị biến thành Li-bi theo một cách khác. Mỹ và phương Tây đang có những “lá bài” khác nữa trong “ván bài” Xy-ri. Bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, các quan chức Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia láng giềng với Xy-ri đã gặp gỡ để bàn về tình hình Li-bi. Dư luận còn nhớ, cách đây vài tuần, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố sẽ không ngồi yên trước những diễn biến ở Xy-ri mà sẵn sàng tấn công quân sự.
Phản ứng mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ được giải thích là bởi họ lo ngại cuộc khủng hoảng tại Xy-ri có thể tràn qua biên giới hai nước và làm ảnh hưởng trực tiếp tới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ rất có thể bị chi phối bởi đồng minh Mỹ, hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)- liên minh quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên.
Nếu ngọn lửa xung đột tại Xy-ri bùng lên thành đám cháy lớn, chắc chắn nước này sẽ khó tránh khỏi sự can thiệp từ bên ngoài với danh nghĩa “dập lửa”. Trong lúc chưa hoàn toàn đánh mất cơ hội thỏa hiệp, Xy-ri cần đẩy nhanh việc tiến hành cải cách dân chủ, cũng như đàm phán với lực lượng nổi dậy để tránh rơi vào tình cảnh của “một Li-bi thứ hai”./.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, chú trọng giải quyết tốt hơn các vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách *  (06/10/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến các nhà lãnh đạo U-crai-na  (06/10/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016  (05/10/2011)
Nâng cao năng lực lãnh đạo thông tin của các cấp ủy Đảng, góp phần thực hiện thành công Đề án 06  (05/10/2011)
Cùng hành động để hướng tới nền kinh tế xanh  (05/10/2011)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay