Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và khai giảng trường đại học Y dược - Đại học Huế
Tiền thân là trường Cán sự Y tế và Nữ hộ sinh Quốc gia, thành lập năm 1957, trải qua 54 năm xây dựng và phát triển, trường đại học Y dược - Đại học Huế đã nỗ lực không ngừng thực hiện mục tiêu gắn kết phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với địa phương. Hiện nay, Trường Đại học Y dược - Đại học Huế có đủ 9 chuyên ngành, 19 loại hình đại học chính quy và không chính quy với quy mô đào tạo gần 8000 sinh viên. Đào tạo sau đại học 78 chuyên ngành với 2000 học viên, gồm tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ nội trú, chuyên khoa; thực hiện đào tạo cho tuyến y tế cơ sở gần 1700 học viên ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2002, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế được thành lập với quy mô loại một, 400 giường bệnh. Mỗi năm, bệnh viện đã tiếp nhận, khám, chữa bệnh cho hơn 200 nghìn người; phẫu thuật và điều trị cho trên 21 nghìn bệnh nhân... Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế cũng chú trọng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ của y học thế giới vào phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Bệnh viện đã hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống dao gamma đầu tiên ở Việt Nam để điều trị khối u sọ não, vùng thân; đồng thời, trang cấp thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán. Trường Đại học Y dược - Đại học Huế đã có quan hệ về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo với các trường đại học ở 35 nước trên thế giới.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới cho Trường Đại học Y dược - Đại học Huế. Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 6 cá nhân và Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen cho 8 tập thể, cá nhân của Trường Đại học Y dược - Đại học Huế vì đã có những thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu.
Cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến thăm và làm việc với Đại học Huế. Phó Chủ tịch nước lưu ý: Đại học Huế cần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ, giảng viên. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý giáo dục; tiếp tục thực hiện đổi mới và tích cực hội nhập; giữ gìn, phát huy những mặt tích cực của nền giáo dục truyền thống. Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư có trọng điểm các hạng mục, không đầu tư dàn trải để sử dụng nguồn vốn được cấp sao cho có hiệu quả nhất./.
Tăng cường công tác kiểm tra nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng  (17/09/2011)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm hữu nghị chính thức Cam-pu-chia  (17/09/2011)
Diễn đàn chính trị quốc tế Y-a-rô-xláp năm 2011  (17/09/2011)
Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới  (16/09/2011)
Những bước đi mới của EU trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công  (16/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam