Diễn đàn chính trị quốc tế Y-a-rô-xláp năm 2011
Nội dung thảo luận của Diễn đàn được chia thành 3 nhóm vấn đề.
Nhóm vấn đề thứ nhất với chủ đề "Các thể chế dân chủ trong các xã hội đa sắc tộc" bàn về những vấn đề cùng tồn tại của các nhóm sắc tộc, văn minh, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Các đại biểu thảo luận về các vấn đề như tầm quan trọng như thế nào của tính đồng nhất văn hóa và dân tộc đối với việc xây dựng một nền dân chủ có hiệu quả; bằng cách nào nâng cao hiệu quả hoạt động của các thể chế dân chủ trước những thách thức như di dân bất hợp pháp; sự lan tỏa sắc tộc, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan. Về chủ đề này, kinh nghiệm của nước Nga thu hút được sự quan tâm đặc biệt. Ông Y-an Xa-pi-rô (Yan Sapiro), giáo sư Đại học Y-en-xơ (Mỹ) nhận xét: "Hiện nay, đã tới lúc các nước trên thế giới cần quan tâm đến nền chính trị của nước Nga. Tôi đã từng tham dự hai diễn đàn trước. Mỗi diễn đàn đều tạo ra khả năng đặc biệt để chúng ta có thể biết được suy nghĩ của các quan chức cấp cao và các chính khách ở Nga về phương Tây cũng như đại diện của phương Tây suy nghĩ về nước Nga”.
Nội dung trọng tâm của nhóm vấn đề thứ hai với chủ đề "Người giàu và người nghèo: đâu là sự công bằng?" nhằm đưa ra những kiến nghị thực tiễn liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế, quản lý xung đột và khủng hoảng. Nội dung mang tính chất đa dạng này cho phép các thành viên tham gia Diễn đàn chính trị quốc tế lần thứ III không chỉ tìm được người đối thoại mà còn tìm ra các hình thức tiếp cận. Đối với các chuyên gia, ý nghĩa của diễn đàn này được đánh giá theo những cách khác nhau. Những ai có quan hệ gắn bó với bộ máy quyền lực ở các nước sẽ nhìn nhận vấn đề này theo quan điểm thực tiễn nhiều hơn. Còn những ai liên quan đến những hoạt động khoa học thì đánh giá diễn đàn như là nơi trao đổi ý kiến khoa học. Còn một số đại biểu khác, như các đại biểu đến từ Trung Quốc, thì nhìn nhận diễn đàn này theo quan điểm vừa thực tiễn vừa khoa học.
Nội dung đặc biệt của nhóm vấn đề thứ ba với chủ đề "An ninh toàn cầu và xung đột khu vực”. Sở dĩ có cách nhìn nhận như thế là vì trong thế giới hiện đại có nguy cơ cao phát sinh các cuộc xung đột mới ở tầm khu vực. Nghĩa là cần phải chú ý tới tất cả các cơ chế có khả năng giải tỏa xung đột. Một trong những nhiệm vụ cấp thiết nhất là tìm kiếm và xây dựng các chính sách thích hợp đối với tất cả các nước và cải thiện các cơ chế quốc tế hiện đại. Tiến sĩ chính trị học Ca-tơ-rin Đơ Ven-đen (Catrin De Venden) của Trường Cao đẳng Chính trị Pa-ri (Pháp) nhận xét: “Diễn đàn chính trị quốc tế ở Y-a-rô-xláp tạo ra khả năng tuyệt vời để bắt đầu đối thoại và thảo luận những vấn đề và nguy cơ có tầm chiến lược khác nhau đã từng xuất hiện trong thế kỷ XX”.
Một
trong những quan khách chủ yếu tham dự Diễn đàn chính trị quốc tế lần này là
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã đọc bài tham luận mang tựa đề "Sự khác nhau
giữa chúng ta chính là tài sản của chúng ta". Sau đó, tại cuộc gặp song
phương, Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri
Mét-ve-đép cảm ơn người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về bài phát biểu thú vị và
hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt lưu ý đến tình hình ở
Trung Đông trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và I-xra-en đang trở
nên căng thẳng.
Quan hệ giữa các dân tộc và sự phân hóa giàu - nghèo đang là những vấn đề phức tạp đối với thế giới. Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn được sống trong một nước dân chủ hiện đại, trong một xã hội tự do của những con người tự do, trong một thế giới không có bạo lực và nghèo đói. Và chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền đất nước. Bởi đơn giản là, nếu không giữ được toàn vẹn chủ quyền quốc gia thì còn bàn gì tới tương lai của đất nước. Sự đa dạng dân tộc của chúng tôi không hẳn là thách thức mà lại là lợi thế, là ưu thế. Số phận lịch sử của nước Nga là sự liên kết chặt chẽ sự sáng tạo tập thể của tất cả các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, về tôn giáo và về văn hóa".
Tại Diễn đàn này, các đại biểu tham dự còn bàn về sự thất bại của chính sách đa văn hóa. Các nước Đức, Pháp và Anh đã công nhận sự thất bại của chủ nghĩa đa văn hóa. Các nước châu Âu không còn muốn nhắm mắt trước thực tế là ngày càng gia tăng về số lượng các nhóm biệt lập đi theo tôn giáo khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau, không muốn hòa nhập vào xã hội chung của nước sở tại. Hiện nay, các nước châu Âu đang đặt vấn đề này lên hàng đầu. Nhiều chuyên gia chính trị nhận xét rằng ở châu Âu tư tưởng cùng tồn tại hòa bình của nhiều nền văn hóa và sự chấp nhận lẫn nhau đã thất bại. Tuy nhiên, chưa có ai vội vàng từ bỏ chủ nghĩa đa văn hóa. Sự khủng hoảng của tư tưởng này trước hết là do khủng hoảng kinh tế thế giới. Bởi những vấn đề khó khăn phát sinh trong các xã hội đa sắc tộc phần nhiều được quyết định bởi vị thế của các tầng lớp nghèo trong xã hội đang yêu cầu sự công bằng. Sự nghèo đói là chất xúc tác mạnh mẽ dẫn tới mâu thuẫn giữa các sắc tộc và dân tộc.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép nhấn mạnh rằng, trong số các nhóm cư dân không thành đạt sự bất bình ngày càng mạnh, do đó nhà nước hiện đại cần phải đề ra cách giải thích mới về công bằng xã hội. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về xã hội hậu công nghiệp, ông Vla-đi-xláp I-nô-dem-xep, cho rằng: "Nhà nước cần phải hiểu và đề xuất đối với các công dân trong một thế giới hiện đại phức tạp rằng sự công bằng không đồng nghĩa với sự bình đẳng. Tài sản hàng tỉ USD của một số người đang là động lực phát triển kinh tế về phía trước là công bằng. Một xã hội mà trong đó không có những con người xuất chúng, mặc dù họ có thu nhập hàng tỉ USD, thì sẽ không có tương lai. Tuy nhiên, nhà nước cần phải giúp đỡ những công dân nghèo của họ vì một lý do đơn giản rằng, xã hội cũng giống như một cơ thể thống nhất. Sự đoàn kết là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Để thành đạt, xã hội hiện đại cần phải chuyển trọng tâm từ tư tưởng bình đẳng cho từng nhóm công dân khác nhau sang tư tưởng công bằng đối với tất cả các công dân".
Nhà
chính trị nổi tiếng của Mỹ, ông Brê-din-xki, cũng có bài phát biểu bàn về an
ninh và ổn định toàn cầu tại Diễn đàn này. Ông nói: "Một điều rất quan
trọng là chúng ta cần phải hiểu rằng, trong những thập kỷ tới, sự hợp tác giữa
các khu vực sẽ là nền tảng cho sự thịnh vượng của thế giới. Sự xuất hiện các
quốc gia mới nổi đang phát triển nhanh ở các khu vực khác nhau trên thế giới
chứng tỏ rằng, cần phải có sự thống nhất đa dạng giữa các khu vực khác nhau của
thế giới".
Tất cả các thành viên tham dự Diễn đàn thống nhất ý kiến cho rằng, để duy trì ổn định trên phạm vi toàn cầu thì nỗ lực của các tổ chức đơn lẻ như NATO vẫn là chưa đủ. Các sự kiện chính trị diễn ra trong năm 2011 đã chứng tỏ, các biến động một khu vực nào đó trên thế giới đều có tác động đến khu vực khác./.
Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới  (16/09/2011)
Những bước đi mới của EU trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công  (16/09/2011)
Hướng tới Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 17  (16/09/2011)
Chính phủ họp phiên chuyên đề góp ý kiến vào chín dự án luật  (16/09/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên