Tạp chí Cộng sản (1941)
Trong những năm cao trào của Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939), Trung ương Đảng đã quyết định xuất bản tạp chí lý luận. Nghị quyết Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng (ngày 29 và 30- 3-1938) ghi rõ : “Ban Trung ương cần ra một tạp chí bí mật để giải thích những vấn đề mà các sách báo công khai không thể bàn đến được”. Tuy vậy, do hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ, Đảng không thể xuất bản được tạp chí như đã ghi trong nghị quyết.
Cuối năm 1940, đầu năm 1941, tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến mới. Tháng 6-1940, nước Pháp bị phát-xít Đức chiếm đóng. Phát-xít Nhật nhân cơ hội đó xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp đầu hàng quân Nhật. Nhân dân Việt Nam bất khuất đã nổi dậy chống cả Nhật lẫn Pháp. Tháng 9-1940, nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn. Tháng 11-1940, khởi nghĩa Nam Kỳ. Tháng 1-1941, binh biến ở Đô Lương. Cách mạng Đông Dương đang tiến bước đến những thời cơ mới.
Ngày 8-2-1941, đồng chí Nguyễn ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương Đảng do đồng chí Nguyễn ái Quốc, đại biểu của Quốc tế cộng sản, triệu tập và chủ trì họp tại Pắc Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) và vạch rõ nhiệm vụ trung tâm của Đảng và dân ta lúc đó là chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức và bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.
Cuối tháng 9-1941, Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng do đồng chí Trường Chinh trực tiếp phụ trách, ra số 1(1) .
Hiện nay tạp chí không còn trong các kho lưu trữ của ta. Chúng ta được biết có Tạp chí Cộng sản (10-1941) do hai nguồn:
Một là, gần chín năm sau đó, trong Tạp chí Cộng sản (số 1, năm thứ nhất), ra tháng 7-1950 có viết ở lời mở đầu: “Năm 1941, Trung ương Đảng đã ra một tờ tạp chí cũng lấy tên là Tạp chí Cộng sản”.
Hai là, một tài liệu của mật thám Pháp đã dịch ra tiếng Pháp mục lục số 1 của Tạp chí Cộng sản (1941). Nếu dịch lại theo tiếng Việt thì bản mục lục đó gồm các phần:
1- Cùng bạn đọc
2- Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương.
3- Để thực hiện tổ chức chính trị mới.
4- Phần phụ lục: Những tài liệu của Đảng.
5- Giải thích những từ ngữ khó.
Tài liệu đó của mật thám Pháp cũng tóm tắt từng bài của mục lục nói trên. Bài “Cùng bạn đọc” đã mở đầu bằng câu “Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận của Đảng ... Tạp chí sẽ phấn đấu trở thành cơ quan giáo dục của Đảng, giúp cán bộ đảng viên hiểu rõ chính sách, sinh hoạt, sự nghiệp và tổ chức của Đảng”.
Bài “Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng” cho biết, hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt của Đông Dương (các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương bị thất bại; đế quốc Pháp tổ chức một đợt tiến công các lực lượng cộng sản). Hội nghị có mục đích định ra đường lối và sách lược của Đảng, tập trung các lực lượng chống đế quốc chung quanh giai cấp vô sản.
Bài báo cho biết hội nghị đã xem xét tình hình một cách khách quan, Đảng quyết định từ bỏ các quan niệm hẹp hòi, khắc phục các sai lầm, khuyết điểm, đề ra phương hướng sửa chữa để Đảng không những là người lãnh đạo cách mạng Đông Dương, mà còn là người đại diện cho toàn thể các dân tộc ở Đông Dương. Đảng viên phải làm tròn nhiệm vụ, không sợ khủng bố, không sợ chết chóc, vì tương lai thuộc về họ.
Bài “Chính sách mới của Đảng” đề ngày 23-9-1941 cho biết ở Đông Dương đang có những biến đổi lớn. Pháp bị bại trận, dân Đông Dương trở thành nô lệ của những kẻ nô lệ. Nhiều cuộc nổi dậy đã diễn ra chứng tỏ sự phát triển của các lực lượng cách mạng trong nước. Chính sách mới của Đảng phải vạch ra những phương hướng kịp thời cho chiến lược và sách lược của Đảng, huy động một cách tốt nhất những lực lượng ủng hộ của quần chúng cùng tiến công vào những điểm yếu của quân thù.
Đảng phải bỏ những khẩu hiệu đã lỗi thời, nêu cao những khẩu hiệu mới: đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật, đánh đổ Việt gian. Quốc hữu hóa tài sản của bọn đế quốc và bọn Việt gian. Thành lập chính quyền nhân dân cách mạng. Ngày làm 8 giờ, có bảo hiểm xã hội. Thủ tiêu mọi thứ thuế hiện hành, thực hiện đánh thuế theo thu nhập. Chia đất của bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày và binh lính. Nam nữ bình quyền.
Tổ chức một mặt trận chống Pháp và chống Nhật, phát động cao trào cứu nước, xây dựng lực lượng vũ trang. Tóm lại chính sách mới của Đảng là chính sách “tất cả cho việc giải phóng đất nước”.
Phần phụ lục các văn kiện của Đảng đề ngày 9-9-1941 nêu rõ phải đề cao kỷ luật trong Đảng, chống các khuynh hướng chia rẽ, vô kỷ luật, phải bảo đảm kỷ luật của Đảng theo đúng Điều lệ. Ba thành viên của lâm thời xứ ủy Bắc Kỳ phải tạm đình chỉ công tác cho đến khi có quyết định mới.
Tư liệu về số 1, Tạp chí Cộng sản (1941) chỉ còn có thế. Sau số 1, tạp chí có ra các số tiếp theo hay không, điều đó chưa có tư liệu để khẳng định.
Tạp chí Bônsơvíc  (17/05/2011)
Tạp chí đỏ  (17/05/2011)
Tạp chí Cộng sản (1931)  (17/05/2011)
Chương I - Tạp chí Đảng từ 1930 đến 1954  (17/05/2011)
Lời nói đầu (Viết cho lần xuất bản thứ tư)  (17/05/2011)
Lời tựa của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười (Ngày 3-2-1995)  (17/05/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay