Các nền kinh tế APEC phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
Các Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của 21 nền kinh tế APEC ủng hộ việc duy trì quá trình cải cách và tự hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư.
Ngày 20-11, các Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã ra tuyên bố chung cam kết "kiên quyết phản đối" bất kỳ quan điểm bảo hộ mậu dịch nào nảy sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đồng thời thúc đẩy thương mại tự do và cởi mở.
Tuyên bố chung, được đưa ra sau Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 20 của APEC, nhấn mạnh các nước và vùng lãnh thổ thuộc vành đai Thái Bình Dương bảo vệ "lập trường kiên định" chống lại mọi hình thức bảo hộ mậu dịch, đồng thời duy trì quá trình cải cách và tự do hóa cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại và đầu tư. Các bộ trưởng cũng cam kết APEC sẽ hoàn thành tốt vai trò trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tuyên bố chung trên, đặt khuôn khổ cho Hội nghị cấp cao APEC sẽ diễn ra cuối tuần này ở thủ đô Lima của Peru, cũng cam kết vào cuối năm nay sẽ tìm ra phương cách để dỡ bỏ các rào cản chính đang ngăn cản các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu, mở đường cho việc ký kết một hiệp định thương mại toàn cầu. Tuyên bố chung cảnh báo rằng việc áp đặt các rào cản thương mại để phản ứng với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay sẽ chỉ càng làm khủng hoảng trầm trọng thêm.
Tuyên bố nêu rõ các nền kinh tế thành viên APEC được hưởng lợi lớn từ hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do đó, Hội nghị Bộ trưởng APEC kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC ủng hộ việc làm sống lại Vòng đàm phán thương mại Đô-ha được khởi động từ tháng 11-2001 tại thủ đô của Ca-ta. Vòng đàm phán thương mại này bị đổ vỡ hồi tháng 7 vừa qua do mâu thuẫn gay gắt giữa các nước giàu và các nước đang phát triển, đặc biệt là giữa Mỹ và Ấn Độ, xung quanh vấn đề bảo hộ tầng lớp nông dân nghèo trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa. Hội nghị của nhóm G-20 diễn ra tại Washington tuần trước cũng đã kêu gọi kết thúc Vòng Đô-ha về tự do hóa thương mại toàn cầu chậm nhất vào cuối năm nay.
Cũng trong tuyên bố chung, các bộ trưởng ngoại giao, kinh tế và thương mại APEC khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với kế hoạch hành động của nhóm G-20 về ổn định hệ thống tài chính và kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Hội nghị bộ trưởng APEC cũng tái khẳng định cam kết bảo vệ an ninh con người trong bối cảnh gia tăng mối lo ngại đối với các cuộc tấn công khủng bố và thảm họa thiên nhiên.
Tuyên bố nêu rõ các thành viên APEC phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn những tổn thất về con người và tài sản do hàng loạt yếu tố gây ra, từ chủ nghĩa khủng bố hay phổ biến vũ khí hủy diệt,... đến thiên tai, bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu và thực phẩm không an toàn. Ngoài ra, các Bộ trưởng APEC cũng bày tỏ ủng hộ những nỗ lực của Nga gia nhập WTO./.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội đàm với Tổng thống Hu-gô Cha-vet  (21/11/2008)
Quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  (21/11/2008)
Cách mạng Tháng Mười Nga và những giá trị trường tồn  (21/11/2008)
Công đoàn Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (21/11/2008)
Việt Nam với những nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong APEC  (21/11/2008)
Quan hệ giữa giảm phát, lạm phát và thiểu phát  (21/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay