Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội đàm với Tổng thống Hu-gô Cha-vet
Trong hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hu-gô Cha-vet khẳng định cam kết xây dựng khuôn khổ đối tác toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi, nhằm phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển của mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thông báo những thành tựu và kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn đổi mới của Việt Nam trong hơn 20 năm qua; đánh giá cao những thành quả đáng khâm phục mà Chính phủ do Tổng thống Hu-gô Cha-vet đứng đầu và nhân dân Vê-nê-du-ê-la đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước Vê-nê-du-ê-la phát triển, công bằng và phồn vinh, hướng tới xây dựng Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.
Tổng thống Hu-gô Cha-vet bày tỏ ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương đấu tranh oanh liệt vì độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam cũng như những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đạt được trong công cuộc Đổi mới hơn hai thập kỷ qua; khẳng định Vê-nê-du-ê-la coi trọng và đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới cũng như quyết tâm của Vê-nê-du-ê-la tăng cường mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng trao đổi đoàn ở tất cả các cấp, ngành nhằm tăng cường hiểu biết, tìm ra những lĩnh vực và phương thức hợp tác hiệu quả, trước hết tập trung vào các lĩnh vực như: Năng lượng, dầu khí, giáo dục và đào tạo, tài chính, nông nghiệp, xây dựng, thông tin- truyền thông, vận tải biển, lắp ráp phương tiện vận tải, điện gia dụng, dệt may… Tổng thống Hu-gô Cha-vet quyết định mở một quỹ trị giá 200 triệu USD nhằm hỗ trợ triển khai các dự án hợp tác giữa hai nước.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hu-gô Cha-vet chia sẻ sự đồng tình và nhất trí trên nhiều vấn đề, bày tỏ hài lòng về sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong các hoạt động quốc tế; khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường sự phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương như: Liên hợp quốc, Phong trào Không Liên kết, Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ La-tinh...; hỗ trợ nhau tăng cường quan hệ với hai khu vực Đông Nam Á và Mỹ La-tinh cũng như các tổ chức khu vực như ASEAN, MERCOSUR.
Kết thúc hội đàm, diễn ra trọng thể Lễ trao tặng Huân chương mang tên người Anh hùng Xi-mông Bô-li-va (Simon Bolivar), huân chương cao quí nhất của Nhà nước Vê-nê-du-ê-la cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Tổng Hu-gô Cha-vet trực tiếp gắn huân chương lên ngực áo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Phát biểu sau khi trao tặng, Tổng thống Hu-gô Cha-vet nói: “Đây là cuộc gặp gỡ giữa những người con của Xi-mông Bô-li-va và người con của Hồ Chí Minh. Chúng ta vừa có vinh dự trao tặng Huân chương Xi-mông Bô-li-va, huân chương cao quí nhất cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhằm thể hiện sự kính trọng, biết ơn những đóng góp, hy sinh to lớn của nhân dân Việt Nam đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc toàn thế giới. Từ nhỏ tôi đã ngưỡng mộ Việt Nam. Giờ thật hạnh phúc là con đường đưa chúng ta gặp nhau, siết chặt tay nói với thế giới là từ Ca-ra-cat, Vê-nê-du-ê-la và Việt Nam đều giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, cùng xây dựng thế giới công bằng hơn, tốt đẹp hơn”.
Lễ trao tặng Huân chương Xi-mông Bô-li-va cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và lễ ký các thoả thuận hợp tác giữa hai nước ngay sau đó cũng được truyền hình trực tiếp. Lễ ký kết được tiến hành khá đặc biệt theo kịch bản của một cầu truyền hình với các điểm cầu từ những dự án liên doanh sản xuất bóng đèn và dầu khí của Việt Nam tại Vê-nê-du-ê-la. Người dẫn chương trình chính là Tổng thống Hu-gô Cha-vet, thỉnh thoảng ông lại mời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia điều hành.
Chương trình ký kết kéo dài hơn 2 tiếng. Hai bên đã ký 15 Hiệp định, thoả thuận hợp tác. Trong đó, đáng chú ý là Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định hợp tác bổ sung trong lĩnh vực nông nghiệp, Hiệp định về hợp tác giáo dục phổ thông, đại học và kế hoạch hợp tác cụ thể, Hợp đồng giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Vê-nê-du-ê-la và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc thiết lập liên doanh khai thác dầu khí công suất 200.000 thùng/ngày tại vành đai Orinoco thuộc Vê-nê-du-ê-la, nơi được coi là khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, các hợp đồng và ý định thư về sản xuất ô tô, xe máy, đồ điện gia dụng, nhựa đường, bê tông, đồ nhựa gia dụng và may mặc tại Vê-nê-du-ê-la...
Ngay tại chương trình ký kết, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hu-gô Cha-vet chỉ đạo các bộ, ngành nhanh chóng thực thi các Hiệp định, Thoả thuận hợp tác hiệu quả; đồng thời tiếp tục trao đổi đi đến các thoả thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác.
Tổng thống Hu-gô Cha-vet nói: “Tôi không chấp nhận đến năm 2009 mà vẫn chưa triển khai cụ thể được thoả thuận nào”. Còn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: “Tôi đề nghị các doanh nghiệp hợp tác trên tinh thần tình hữu nghị đặc biệt, tình anh em thân thiết, làm không phải với ý nghĩa kinh tế mà cao hơn là với ý nghĩa chính trị, với tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Xin chúc nhân dân Vê-nê-du-ê-la, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Hu-gô Cha-vet sẽ giành được nhiều thắng lợi to lớn trên con đường xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là sẽ giành thắng lợi trong việc xây dựng một nước Vê-nê-du-ê-la theo chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Viva Vê-nê-du-ê-la. Viva Việt Nam”.
Chương trình kết thúc lúc 21 giờ 45 phút đêm. Cả Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hu-gô Cha-vet cùng quan chức, doanh nghiệp hai nước tuy đều mệt, nhưng ai cũng vui vì thành công của chuyến thăm và cả vì sự dí dỏm của hai vị Nguyên thủ. Nghe tiếng cười sảng khoái của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hu-gô Cha-vet càng cảm nhận sự gần gũi, thân tình giữa hai nhà lãnh đạo, hai dân tộc. Xúc động và phấn khởi, trước lúc chia tay, Tổng thống Hu-gô Cha-vet đã đọc tặng Chủ tịch nước một bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  (21/11/2008)
Cách mạng Tháng Mười Nga và những giá trị trường tồn  (21/11/2008)
Công đoàn Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (21/11/2008)
Việt Nam với những nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong APEC  (21/11/2008)
Quan hệ giữa giảm phát, lạm phát và thiểu phát  (21/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay