Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm thành phố Men-bơn
Ngày làm việc thứ hai (14-10), trước khi lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Ốt-xtrây-li-a, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm thành phố Men-bơn (thủ phủ bang Víc-to-ri-a), tiếp Thống đốc bang Víc-to-ri-a Đa-vít đơ Krét-sơ (David de Kretser) và Thủ hiến bang Giôn Brăm-bi (John Brumby).
Tại các cuộc tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bang Víc-to-ri-a và các địa phương của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, thương mại, đầu tư, du lịch, trao đổi văn hóa. Riêng lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong số khoảng 10.000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở Ốt-xtrây-li-a, bang Víc-to-ri-a là một trong những nơi thu hút rất nhiều sinh viên Việt Nam du học.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, Thống đốc và Thủ hiến bang Víc-to-ri-a quan tâm thúc đẩy và tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang theo học tại đây, đồng thời thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của bang như dịch vụ tài chính-viễn thông, nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa, chế biến thực phẩm, khai thác dầu khí, năng lượng và lao động. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ốt-xtrây-li-a, trong đó có bang Víc-to-ri-a.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Thống đốc và Thủ hiến bang Víc-to-ri-a tạo điều kiện để cộng đồng người Việt đang sinh sống ổn định tại bang (khoảng 88.000 người) tiếp tục đóng góp tích cực hơn nữa cho nước sở tại, trở thành nhịp cầu nối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Ốt-xtrây-li-a.
Thống đốc và Thủ hiến bang Víc-to-ri-a đều đánh giá cao chuyến thăm chính thức Ốt-xtrây-li-a của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, coi đây là một minh chứng biểu hiện cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn. Hai vị lãnh đạo cho biết, bang Víc-to-ri-a là trung tâm thương mại và công nghiệp hàng đầu của Ốt-xtrây-li-a, trong đó nông nghiệp chiếm 1/4 sản lượng của cả nước với các sản phẩm chủ yếu là len, thịt cừu, lúa mạch và các sản phẩm bơ sữa; các ngành công nghiệp và dịch vụ có thế mạnh như: chế biến thực phẩm, hóa dầu, nhôm, dịch vụ tài chính... Hai lãnh đạo cũng bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với các địa phương của Việt Nam.
Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp Ốt-xtrây-li-a đầu tư vào Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy, khi gặp gỡ lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Ốt-xtrây-li-a trong Diễn đàn Doanh nghiệp tại Men-bơn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp bang Víc-to-ri-a tổ chức.
Sau khi khái quát những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được trong thời kỳ đổi mới và những khó khăn mà kinh tế Việt Nam phải đối mặttừ đầu năm 2008 do tác động của kinh tế thế giới, Thủ tướng cho biết: Ốt-xtrây-li-a hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều và khá cao.
Bảy tháng đầu năm 2008, kim ngạch đạt gần 3,6 tỷ USD. Đặc biệt, ngày 28-8-2008, Ốt-xtrây-li-a thông báo về nguyên tắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Ốt-xtrây-li-a hiện là một trong những nước đầu tư hiệu quả tại Việt Nam với gần 200 dự án có tổng vốn đăng ký hơn 1 tỉ USD, đứng thứ 17 trong tổng số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: Tiềm năng để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục - đào tạo… giữa hai nước còn rất lớn. Thủ tướng cho rằng Diễn đàn doanh nghiệp này là hoạt động thiết thực, rất có ý nghĩa để các doanh nghiệp hai nước trao đổi thông tin, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư, nhất là trong những lĩnh vực có tiềm năng và nhu cầu như khai khoáng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tài chính, ngân hàng, dịch vụ…
Thủ tướng tin tưởng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp 2 nước sẽ ký kết nhiều hợp đồng thương mại, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam - Ốt-xtrây-li-a.
Men-bơn được thành lập vào năm 1835 rồi nhanh chóng trở thành một trung tâm cảng biển và dịch vụ và là trung tâm sản xuất hàng đầu của Ốt-xtrây-li-a. Đầu thế kỷ XX (1901 – 1927), Men-bơn trở thành Thủ đô của Liên bang Ốt-xtrây-li-a. Hiện nay, với dân số hơn 3,6 triệu người, Men-bơn là một trung tâm công nghiệp và thương mại lớn Ốt-xtrây-li-a. Nhiều công ty lớn của Ốt-xtrây-li-a và nhiều liên doanh đa quốc gia đã đặt trụ sở tại đây. Men-bơn là nơi có hải cảng lớn nhất của Ốt-xtrây-li-a và có nhiều ngành công nghiệp tiên tiến hiện đại. Hệ thống giao thông công cộng ở Men-bơn rất phát triển, có cả một hệ thống xe điện dày đặc, 300 tuyến xe buýt và hệ thống xe lửa với hơn 15 đường ray. |
Hy Lạp coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam  (15/10/2008)
Các ngân hàng bơm tiền và cung cấp khoản vay USD không giới hạn nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính  (15/10/2008)
Châu Á đối phó với thách thức của toàn cầu hóa  (15/10/2008)
100 doanh nghiệp nước ngoài tham gia Hội chợ hàng công nghiệp  (15/10/2008)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi cải cách tài chính  (15/10/2008)
Chính phủ Đức thông qua gói cứu trợ 480 tỉ euro  (15/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay