Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra đời Bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (10-12-1948 - 10-12-2008), ngày 9-12, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam”. Đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành cùng nhiều nhà nghiên cứu, khoa học... quan tâm đến chủ đề Hội thảo đã tới dự.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Vũ Đình Hoè, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã khẳng định, 60 năm qua, tuy tình hình thế giới và Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc, song những mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và giá trị của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người ngày càng được khẳng định trong đời sống chính trị của nhân loại. Ở Việt Nam, có thể nói, chưa bao giờ sự hưởng thụ các quyền cơ bản của người dân cao như trong thời kỳ đổi mới vừa qua.
Tại hội thảo, các đại biểu đã phát biểu ý kiến và tham luận về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến quyền con người.
Thứ nhất, khẳng định những giá trị và ý nghĩa của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, đồng thời nhấn mạnh, với việc giành thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Pháp và Mỹ, dân tộc Việt Nam, đã có những đóng góp quan trọng vào việc mở rộng khái niệm quyền con người với tư cách là một giá trị chính trị - pháp lý quốc tế. Quyền con người không chỉ là quyền của cá nhân mà còn là quyền của dân tộc. Nói cách khác, là một quyền tập thể của quyền con người. Chức năng cơ bản của quyền này là bảo đảm các điều kiện cho các quyền và tự do của cá nhân. Đó là sự kế thừa có chọn lọc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Hồ Chí Minh đã mở rộng khái niệm quyền của cá nhân thành quyền của dân tộc, tạo thành các tiền đề và điều kiện cho tất cả các dân tộc được hưởng thụ các quyền con người, mà trước đây, sự hưởng thụ những quyền này mới chỉ được tuyên bố ở “chính quốc”, ở các nước tư bản phát triển. Hồ Chí Minh cũng đã khái quát những giá trị đó thành tư tưởng lớn của thời đại ngày nay, đó là "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Thứ hai, trình bày những thành tựu về quyền con người của Việt Nam trên các mặt dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội...
Trong thời kỳ Đổi mới, khái niệm quyền con người được đưa vào Cương lĩnh (1991) của Đảng và Hiến pháp (1992) của Nhà nước Việt Nam. Ngay sau khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc, Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng ký kết và phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, trong đó có hai công ước bao quát đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người, đó là, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 và Công ước quốc tế, về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966. Đồng thời đã luật hoá các công ước đó vào hệ thống pháp luật quốc gia.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, từ 1986 đến nay, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua 58 luật, 43 pháp lệnh, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm các quyền con người như: Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động; Luật Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em... Những năm gần đây, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống HIV/ AIDS, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáp; Luật Phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; và mới đây là Luật Cán bộ, công chức...Những quy định của pháp luật Việt Nam ngày nay đã bao quát khá đầy đủ và tương thích với luật quốc tế về quyền con người, từ các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.
Năm 1998, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị về “Quy chế Dân chủ ở cơ sở”, mà nội dung cơ bản là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Các quyền tham gia quản lý của nhân dân đã được thể chế hoá, cụ thể hóa trong các nghị định của Chính phủ. Công tác bầu cử, ứng cử đã được đổi mới theo hướng mở rộng sự lựa chọn cho các cử tri. Tổ chức và sinh hoạt Quốc hội có những cải tiến theo hướng bảo đảm cho cơ quan này hoạt động hiệu quả, có thực quyền, thật sự là cơ quan quyền lực đại diện của nhân dân.
Quyền làm việc và tự do kinh doanh được bảo đảm nhờ nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã đạt được những thành tích rất “ấn tượng”. Có tới 94,6% trẻ được sử dụng thuốc dự phòng; 6 bệnh: lao, sởi, ho gà bạch cầu, uốn ván, bại liệt ở trẻ em, đã được loại trừ về cơ bản…
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2005 là 0,709 xếp thứ 109/177 quốc gia(7). Theo chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) chỉ số HDI của Việt Nam có hai điểm tích cực, đó là thứ hạng hàng năm tăng liên tục; và chỉ số HDI nhìn chung xếp cao hơn chỉ số phát triển kinh tế.
Luật Báo chí quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí …”, báo chí “không bị kiểm duyệt”. Sự hiện diện của đội ngũ đông đảo các cơ quan báo chí đủ các loại hình, việc ra đời của hàng triệu blog và khả năng tiếp cận các luồng thông tin đa dạng trên thế giới chứng tỏ tự do báo chí được coi trọng.
Việc thực hiện công ước CEDAW là điểm sáng trong thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Quyền bình đẳng nam - nữ được thể hiện rất cụ thể ở nhiều quy định như trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất phải có cả tên vợ, chồng; cấm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi...
Thứ ba, nêu những vấn đề đặt ra, những thách thức, và kiến nghị đề xuất để thực hiện tốt hơn nữa quyền con người.
Đó là tình trạng quan liêu, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của người dân chưa bị đẩy lùi. Quyền bình đẳng và mục tiêu công bằng trên lĩnh vực kinh tế đang xuất hiện những vấn đề mới. Đó là sự phân hoá giàu – nghèo, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ nông dân bị lấy ruộng đất để triển khai các dự án, đang rơi vào tình trạng không có việc làm. Tỷ lệ trẻ em bỏ học, suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao. Quyền được sử dụng hàng hoá, thực phẩm an toàn đang thiếu cơ chế giám sát của các cơ quan nhà nước. Việc thực hiện quyền của các dân tộc thiểu số tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn có những hạn chế do điều kiện địa lý, tự nhiên, kết cấu hạ tầng, hoàn cảnh lịch sử để lại...
Để giải quyết những khó khăn, tồn tại đang đặt ra, nhiều đại biểu đã đưa ra những gợi ý, đề xuất giải pháp. Chẳng hạn, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó rất đề cao nhân tố con người. Quốc hội là một nhánh quyền lực do nhân dân giao, vì thế cần tiếp tục xây dựng Quốc hội mạnh, và mạnh theo hai hướng: các cơ quan của Quốc hội mạnh và các đại biểu Quốc hội mạnh...Hoặc, để nhanh chóng giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trong cả nước, giữa đồng bào các dân tộc, cần có chính sách đột phá, tăng cường cán bộ có trình độ, kiến thức về vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đổi mới mang tính đột phá trong chương trình đào tạo đối với đội ngũ cán bộ cơ sở theo hướng “học” để “làm” được, sát với công việc cụ thể của người được cử đi học, tránh học kiểu hình thức, lãng phí...
Thứ tư, phân tích những âm mưu của các thế lực phản động, thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam...
Mặc dù vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần giải quyết, những thách thức phải vượt qua để bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người, nhưng có thể nói rằng, ngày nay, nhân dân Việt Nam đã có cơ sở để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của mình tốt hơn trước đây. Đó là môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, và pháp lý đã được tạo dựng một cách vững chắc. Xã hội mà chúng ta đang xây dựng là xã hội hướng đến bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, là xã hội có nhiều điều kiện tốt nhất để bảo đảm các quyền con người./.
HĐND thành phố Hà Nội thông qua 5 nghị quyết quan trọng  (10/12/2008)
Tổng đàn gia cầm tăng 10% so cùng kỳ năm trước  (10/12/2008)
Cách mạng xanh và những hệ lụy  (10/12/2008)
Bảo vệ môi trường đồng bằng sông Cửu Long  (10/12/2008)
Một số vấn đề về giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay  (09/12/2008)
Để giữ vững những nguyên tắc xây dựng đạo đức của Hồ Chí Minh  (09/12/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên