Thủ tướng Liên bang Mi-an-ma thăm chính thức Việt Nam từ ngày 9 đến ngày 10-11-2007
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Liên bang Mi-an-ma Thên Sên (Thein Sein) sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 9 đến ngày 10-11-2007. Đây là chuyến thăm theo thông lệ của ASEAN: lãnh đạo mới của một nước đi thăm và chào xã giao lãnh đạo các nước ASEAN khác. Cùng đi với Thủ tướng Thên Sên có các vị: Bộ trưởng Ngoại giao Ni-an-uyn (U Nyan Win); Bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển kinh tế Quốc gia U Soi Tha (U Soe Tha); Bộ trưởng Thương mại, Thiếu tướng Tin Na-ing Thên (Tin Naing Thein); Ðại sứ Ðặc mệnh Toàn quyền Mi-an-ma tại Việt Nam và nhiều quan chức cao cấp của Mi-an-ma.
Việt Nam và Mi-an-ma có quan hệ ngoại giao từ rất sớm. Năm 1947, Việt Nam đã đặt Cơ quan Thường trú tại I-ăng-gon (Yangon). Ngày 28-5-1975 quan hệ Tổng Lãnh sự giữa hai nước được nâng lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ. Mi-an-ma đã tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Tháng 11-1954, Thủ tướng Mi-an-ma U Nu đã sang thăm Việt Nam. Tháng 2-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Mi-an-ma. Từ đó đến nay, hai bên đã trao đổi nhiều phái đoàn cấp cao, và gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Soi Uyn (Soe Win) tháng 4-2005, và chuyến thăm chính thức Mi-an-ma của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tháng 8-2007 vừa qua.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước có những bước phát triển tích cực. Năm 2006 kim ngạch đạt khoảng 70 triệu USD, tăng 21,1% so với năm 2005. Tổng kim ngạch thương mại 4 tháng đầu năm 2007 giữa Việt Nam và Mi-an-ma là 23,4 triệu USD. Hai bên cũng đã thành lập Ủy ban Thương mại chung để thúc đẩy thương mại song phương, tổ chức Hội chợ thương mại hàng năm để giới thiệu sản phẩm và thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
Chuyến thăm của Thủ tướng Thên Sên lần này nhằm duy trì và củng cố quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Mi-an-ma, trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển đất nước, trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.
Đối với những diễn biến vừa qua tại Mi-an-ma, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và khẳng định ủng hộ tiến trình hòa giải và hoà hợp dân tộc của Mi-an-ma với sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan, mong các bên kiềm chế, thông qua đối thoại giải quyết khác biệt; mong muốn Chính phủ Mi-an-ma hợp tác chặt chẽ với Liên hợp quốc và ASEAN trên tinh thần xây dựng, góp phần thúc đẩy tiến trình hòa giải, hòa hợp dân tộc, phù hợp với lợi ích lâu dài của Mi-an-ma và khu vực, vì hoà bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới./.
Kinh tế - xã hội 10 tháng tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực  (08/11/2007)
Quốc hội xem xét công tác tư pháp  (07/11/2007)
Từ Cách mạng tháng Mười Nga đến Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga  (07/11/2007)
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và cách mạng Việt Nam  (07/11/2007)
Từ Cách mạng tháng Mười Nga đến Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga  (07/11/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay