Chủ động phòng chống dịch bệnh
TCCSĐT - Hiện nay, thời tiết khí hậu đang chuyển sang thu. Đây là thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển; đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền (như: tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết…).
Đáng quan tâm là vào mùa tựu trường, nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè - thu, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết… và các dịch bệnh khác mùa hè - thu trên địa bàn.
Địa phương tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi ở; thực hiện 3 sạch (ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch); tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm; các biện pháp phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm.
Ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học; bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng; huy động các học sinh tham gia các hoạt động vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường; đồng thời phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Sở y tế chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để dịch bùng phát trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết. Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác. Sở Y tế tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế.
Địa phương chủ động chuẩn bị kinh phí để bảo đảm nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng chống dịch; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh và có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp để khắc phục các tồn tại của địa phương, tập trung các biện pháp phòng bệnh mùa hè - thu…/.
Phát triển kinh tế phải đi kèm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa  (21/09/2018)
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ khai giảng tại Học viện Quốc phòng  (21/09/2018)
Phó Chủ tịch nước: Việt Nam chú trọng thể chế hóa bình đẳng giới  (21/09/2018)
Công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán  (21/09/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Tập đoàn SAP (CHLB Đức)  (21/09/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay