Huyện Ba Chẽ tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
TCCS - Hướng đến 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh, đồng thời với quyết tâm thực hiện chủ đề công tác năm 2023 “Thúc đẩy phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân”, huyện Ba Chẽ có nhiều giải phát thiết thực, cụ thể, trong đó tập trung các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, kết nối liên thông, liên vùng, tạo thuận lợi cho người dân trong giao thông, thông thương hàng hóa, giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, huyện Ba Chẽ đã lồng ghép các nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, lãng phí; nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong huyện. Từ nguồn vốn hỗ trợ, phân bổ hằng năm của Trung ương, tỉnh và vốn cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng rà soát, đề xuất tổng hợp nhu cầu những công trình cấp thiết, ưu tiên đầu tư phù hợp với thực tế ở các xã, thị trấn. Hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu từng bước được hoàn thiện, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội và tăng cơ hội thụ hưởng trực tiếp cho người dân. Nhờ tăng cường công tác quản lý, giám sát, chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện Ba Chẽ ngày càng được nâng cao. Nhiều công trình sau khi nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn được chú trọng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, huyện chủ động ban hành các văn bản cụ thể hóa những nội dung, công việc, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai sát với tình hình thực tế địa phương; nêu cao vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc quản lý tất cả các khâu: từ chuẩn bị, khảo sát, quy hoạch, thiết kế đến nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra chất lượng của các công trình xây dựng, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Nhiều tuyến đường ở các xã của huyện Ba Chẽ đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đi lại, thông thương hàng hóa của người dân. Các công trình thủy lợi, dân sinh, thiết chế văn hóa được xây mới, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển theo hướng bền vững.
Có thể kể đến một số dự án kết cấu hạ tầng tiêu biểu, như dự án, công trình nâng cấp chống ngập lụt tuyến đường từ ĐT330 - ĐT342 - Đồng Dằm (Đạp Thanh) - Khe Nà (Thanh Sơn) - Lang Cang (Đồn Đạc), huyện Ba Chẽ. Dự án được khởi công từ ngày 27-6-2022 và hoàn thành vào ngày 27-6-2023, với tổng kinh phí 131 tỷ 500 triệu đồng. Công trình hoàn thành góp phần giải quyết tình trạng gián đoạn giao thông tuyến đường từ xã Đồn Đạc đi xã Đạp Thanh trong mùa mưa, lũ. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi có mưa lũ, phục vụ nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân trong khu vực được thuận lợi, an toàn tính mạng và tài sản. Từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng ngập lụt trên địa bàn huyện, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kết cấu hạ tầng, kết nối giao thông trong khu vực, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành, bảo đảm về tiến độ, chất lượng, sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó là công trình Trung tâm Văn hóa thể thao huyện (hạng mục nhà tập luyện, thi đấu thể thao) với tổng mức đấu tư 48,51 tỷ đồng, do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Ba Chẽ làm chủ đầu tư xây dựng từ ngày 6-7-2022. Đến nay, công trình này thực hiện đạt 85% khối lượng và dự kiến hoàn thành trong tháng 11-2023. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ phục vụ cho việc tập luyện và thi đấu các giải thể thao được tổ chức trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Những năm học trước, Trường trung học phổ thông Ba Chẽ còn thiếu phòng học bộ môn, thiếu sân chơi, bãi tập cho học sinh; không gian lớp học chật chội, xuống cấp; điều kiện học tập, sinh hoạt bán trú khó khăn. Trước khó khăn trên, huyện đã triển khai, thực hiện Dự án Trường trung học phổ thông Ba Chẽ có tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Hiện dự án đã hoàn thiện trên 90% khối lượng thi công, bao gồm các hạng mục: xây mới khu phòng học, nhà ở công vụ cho giáo viên, phòng ở bán trú học sinh, nhà bếp, nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ khác, bảo đảm đạt chuẩn theo quy định.
Nhằm cung cấp nước sạch sinh hoạt giai đoạn 2021- 2030 cho khoảng 594 hộ dân với 3.456 nhân khẩu thuộc thôn Nam Kim, xã Đồn Đạc và các thôn Khe Sâu, Làng Mới, Cái Gian và Sơn Hải, xã Nam Sơn; hơn 1.000 công nhân khu công nghiệp Nam Sơn; cấp nước cho các công trình công cộng trên địa bàn, như trường học, nhà văn hóa; tạo nguồn cung cấp nước sạch cho khu công nghiệp Nam Sơn với công suất 1.022m³/ngđ, ngày 28-6-2022, huyện Ba Chẽ đã khởi công thực hiện dự án Hệ thống trạm xử lý nước sạch Hồ chứa nước Khe Mười tại thôn Khe Sâu, xã Nam Sơn với tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng. Sau hơn 4 tháng thực hiện công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, từng bước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Với mục đích mở rộng quy mô trường nâng cấp số học sinh học tại trường theo lộ trình từ 450 - 500 học sinh. Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ các con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Chẽ từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của huyện. Ngày 8-6-2022, huyện Ba Chẽ triển khai công trình cải tạo, mở rộng Trường Dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ, với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ của Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và nguồn vốn huy động khác. Đến nay, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học của nhà trường.
Hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn thường xuyên phổ biến, tuyên truyền pháp luật liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng và chất lượng xây dựng công trình; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực hoạt động xây dựng và chất lượng công trình xây dựng. Qua đó, thể hiện sự tập trung, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối nguồn lực của huyện.
Từ nay đến cuối năm 2023, huyện Ba Chẽ tiếp tục chỉ đạo các phòng chuyên môn, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định của pháp luật liên quan tới công tác quản lý công trình xây dựng; đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể chất lượng từng hạng mục công trình theo quy mô, thiết kế, quy chuẩn của mỗi công trình trước khi đưa vào sử dụng. Đồng thời, tập trung thực hiện các nhiệm vụ về định hướng quy hoạch, phát triển trên cơ sở quy hoạch và căn cứ tiềm năng, lợi thế của địa phương để ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Cùng với đó, đẩy mạnh việc rà soát và xác định các dự án trọng điểm để đầu tư, ưu tiên các dự án phục vụ sản xuất, kinh doanh, giải quyết được nhiều việc làm, cải thiện thu nhập cho nhiều lao động./.
Đổi mới giáo dục ở tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu tình hình mới  (31/07/2023)
Đổi mới giáo dục ở tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu tình hình mới  (31/07/2023)
Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản - Tỉnh ủy Quảng Ninh: Sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Chương trình phối hợp công tác và ký kết Kế hoạch tuyên truyền năm 2023  (09/03/2023)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 - biểu hiện sinh động về vấn đề “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”