Báo động tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường sắt tại Thủ đô
TCCS - Đường tàu không biết từ bao giờ đã trở thành đường đi, nơi mưu sinh, tụ họp, vui chơi… của nhiều người dân, thậm chí trở thành địa điểm thu hút không ít du khách nước ngoài khi đến du lịch tại Việt Nam. Vấn đề vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt do vậy đã và đang xảy ra phổ biến trên dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Ngay tại thành phố Hà Nội, không mấy ai xa lạ “xóm đường tàu” đoạn từ cuối phố Khâm Thiên, Trần Phú, Lê Duẩn, nơi có tuyến đường sắt chạy từ ga Long Biên về ga Hà Nội qua ba quận Đống Đa, Ba Đình và Hoàn Kiếm. Đây là những “điểm đen”, điểm mất an toàn giao thông đường sắt mà thành phố cần sớm khắc phục.
Theo Nghị định số 56/2018/NĐ-CP, ngày 16-4-2018, của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt trong khu vực đô thị là 5m, song hầu hết đường sắt đi trong nội đô thành phố Hà Nội đều không đáp ứng được yêu cầu này. Thậm chí, có những đoạn đường sắt, cửa nhà chỉ cách đường ray chưa tới 2m, là nguyên nhân dẫn đến không ít tai nạn đường sắt.
Thời gian gần đây, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi bán hàng. Để đối phó với tình trạng này, các “tiểu thương vỉa hè” chuyển “mặt bằng” vào sát đường ray tàu hỏa, lấn chiếm đường ray, gây nguy hiểm mỗi khi tàu đi qua. Tại đoạn đường tàu hỏa qua khu vực đường Trần Phú - Điện Biên Phủ (quận Ba Đình), dù khoảng cách từ tâm đường sắt đến nhà dân chưa đầy một mét (trong đó quy định tiêu chuẩn là 6m), nhưng các cửa hàng của những hộ dân ở đây vẫn tận dụng đường ray tàu để bày bàn ghế bán đồ ăn, uống vặt phục vụ khách bởi theo họ giờ tàu chạy và khi tàu đến sẽ nghe còi hú báo hiệu cho nên không đáng lo ngại.
Tương tự, trên các tuyến đường sắt đi qua khu vực “xóm đường tàu” Khâm Thiên, đường Lê Duẩn, Giải Phóng… (quận Đống Đa), tình trạng lấn chiếm hành lang đường sắt cũng diễn ra khá phổ biến. Tại đây, vẫn còn tồn tại tình trạng một số người dân sống gần khu vực đường tàu ngày ngày tập kết sắt vụn ở bên trong khu vực nguy hiểm, đồng thời tự chế cầu ván để di chuyển ngang đường ray tàu hỏa; nhiều người còn để vật dụng, đồ đạc, xe máy vào hoặc sát mép đường ray; khách du lịch nước ngoài và rất nhiều bạn trẻ ngang nhiên đứng trên đường ray để chụp ảnh, bất chấp nguy hiểm đang rình rập.
Tình trạng tương tự cũng tồn tại ở “xóm đường tàu” ven đường Phùng Hưng. Đã không ít lần cơ quan chức năng đến làm việc, lập biên bản xử lý các hàng quán kinh doanh, song chỉ một thời gian sau, các hoạt động kinh doanh bên đường tàu lại tấp nập, nhộn nhịp trở lại.
Đường tàu hỏa chạy qua khu vực trước cổng bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) luôn đông đúc người qua lại, thậm chí người bán hàng ngang nhiên trải bạt bày bán la liệt cả trong khu vực đường ray tàu hỏa lẫn ngoài vỉa hè. Vào giờ cao điểm, mật độ phương tiện lưu thông trên đường rất đông, tiếng động cơ xe, tiếng còi rất nhiều, nếu không chú ý quan sát có thể sẽ lẫn với tiếng còi tàu, dễ gây nguy hiểm tính mạng…
Chia sẻ về vấn nạn này, cán bộ cảnh sát trật tự cho biết, do họ ngồi bán hàng trong hành lang thuộc sự quản lý của ngành đường sắt nên khó dẹp bỏ. Địa phận đó không thuộc phạm vi quản lý của cảnh sát trật tự. Những hành vi xâm phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt không chỉ ảnh hưởng tới an toàn chạy tàu mà còn nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người dân.
Để công tác quản lý hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả, cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao tinh thần ý thức chấp hành an toàn giao thông của người dân, rất cần sự vào cuộc quyết liệt và triệt để hơn nữa của cơ quan chức năng trong việc phối hợp cơ quan liên quan giải tỏa hành lang an toàn giao thông, tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm để giảm đến mức thấp nhất những tai nạn không đáng có trên các tuyến đường sắt nội đô.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiên quyết xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp để ngăn chặn, giải tán các tụ điểm đông người quay phim, chụp ảnh, ngồi uống cà-phê trong lòng đường sắt. Đồng thời, tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý, giải tỏa dứt điểm các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt của các hộ dân hiện đang kinh doanh trong khu vực tiếp giáp dọc đường sắt, có hành vi họp chợ, buôn bán hàng trong lòng đường sắt.
Đặc biệt, cần xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng phát sinh thêm lối đi tự mở, lấn chiếm hành lang hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường sắt./.
Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa  (27/12/2019)
Bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt không thể tách rời vai trò của chính quyền địa phương  (27/12/2019)
Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông - Yếu tố quan trọng góp phần giảm nguy cơ tai nạn giao thông  (27/12/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm