Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa
TCCS - Trong những năm qua, giao thông đường thủy phát triển nhanh chóng, số lượng phương tiện gia tăng, thiết bị đa dạng, phức tạp từ phương tiện dân sinh đến phương tiện hàng chục nghìn tấn cùng hoạt động trên một số luồng nên tình hình trật tự an toàn giao thông cũng như an ninh trật tự trên mạng lưới đường thủy có nhiều diễn biễn phức tạp. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc kiểm tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Lúng túng trong xử lý vi phạm
Những tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục trong giao thông đường thủy nội địa hiện nay là tình trạng không ít các phương tiện đường thủy không có đăng ký, đăng kiểm, người lái tàu không có bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn, thậm chí nhiều bến đò không có giấy phép vẫn công khai hoạt động "chui"... Tình trạng đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát số lượng phương tiện này. Không chỉ tồn tại tình trạng số lượng lớn phương tiện đường thủy nội địa chưa thực hiện đăng kiểm và đăng kiểm lại, nguy cơ tai nạn giao thông còn đến từ việc các phương tiện đường thủy chở quá tải trọng cho phép nhưng cơ quan chức năng vẫn lúng túng trong việc xử lý do khó hạ tải cũng như quản lý, trông giữ phương tiện vi phạm. Điều này khiến nguy cơ mất an toàn giao thông trên lĩnh vực đường thủy càng thêm nghiêm trọng.
Vi phạm nhiều, song khâu kiểm tra, xử lý đang bộc lộ không ít bất cập. Trong quá trình tạm giữ phương tiện, nếu xảy ra sự cố vỡ, hỏng, hoặc chìm phương tiện thì việc phải đền bù thiệt hại cho chủ tàu cũng là vấn đề đáng bàn. Ngoài ra, các phương tiện nhỏ chủ yếu phục vụ mục đích dân sinh nên sự nhận thức và hiểu biết của chủ tàu về công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đăng ký, đăng kiểm theo luật định còn nhiều hạn chế. Chủ phương tiện vì lợi nhuận đã xem thường sự an toàn của hành khách, hành nghề bất hợp pháp. Người dân cũng chủ quan, "đặt cược" mạng sống bản thân trên những phương tiện thiếu an toàn.Việc kiểm tra xử lý vi phạm không thường xuyên, liên tục do đặc điểm loại hình sông nước đã tạo ra sự chủ quan, lơ là, thiếu thận trọng của người điều khiển tàu thuyền. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng còn mỏng nên không việc kiểm soát các bến bãi, các phương tiện rất khó khăn. Phần lớn các trường hợp vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính, chưa đủ sức răn đe. Công tác quản lý của các địa phương vẫn chưa thực sự chặt chẽ khi nhiều trường hợp chủ bến đò bị xử lý vi phạm, nhưng sau một thời gian vẫn tái phạm... Thực trạng trên cho thấy, các ngành chức năng, chính quyền địa phương vẫn chưa làm tròn trách nhiệm của mình, nhất là công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát ở một số nơi còn buông lỏng, thiếu sâu sát.
Giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường thủy
Để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Xác định công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông, trong đó ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý chuyên ngành là nòng cốt. Do đó, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện nghiêm túc những nội dung mà Luật Giao thông đường thủy nội địa đã quy định.
- Các cấp, các ngành chức năng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy bằng những hình thức, biện pháp sát thực, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng và dân trí từng nơi, thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài, tránh tình trạng "đánh trống bỏ dùi”... Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm không chỉ tập trung ở một số địa bàn, nhóm đối tượng và trong thời gian cao điểm mà phải thực hiện toàn diện, thường xuyên, bảo đảm tính răn đe; trong đó cần xử lý triệt để các "bến thổ phỉ", các phương tiện chưa đăng ký, cũ nát vẫn lưu hành, người điều khiển không có chứng chỉ hành nghề... Đồng thời, xử lý nghiêm hiện tượng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường thủy; khai thác cát, sỏi trái phép làm thay đổi dòng chảy, uy hiếp an toàn hạ tầng giao thông đường thủy; tiếp tục rà soát, đề xuất bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, về công tác quản lý nhà nước ở địa phương.
- Các địa phương, nhất là chính quyền nơi có bến đò, bến phà cần thường xuyên kiểm tra, rà soát những người điều khiển phương tiện đường thủy tải trọng nhỏ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cấp bằng lái, chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định. Phải coi công tác này là trách nhiệm, nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật giao thông đường thủy nội địa đến các chủ phương tiện, nhất là quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện và đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện. Mặt khác, cần có những biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp không chấp hành các quy định pháp luật về giao thông đường thủy nội địa. Để đưa việc tuân thủ quy định đi vào nền nếp, ngoài lực lượng cảnh sát giao thông rất cần sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các địa phương nơi có tuyến đường thủy nội địa hoạt động, quan tâm đúng mức và thực hiện đầy đủ trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh vận tải.
- Người điều khiển phương tiện, người chủ phương tiện thủy cần tuyệt đối chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa, nhất là các quy tắc giao thông, quy định an toàn; phương tiện, trang thiết bị phải bảo đảm đủ điều kiện quy định. Đối với người dân, khi sử dụng phương tiện thủy nội địa, phải lựa chọn phương tiện đủ tiêu chuẩn; khi phát hiện phương tiện không bảo đảm an toàn lưu thông thì không sử dụng và báo ngay cho chính quyền hoặc cơ quan chức năng để kịp thời xử lý. Đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa cần được đào tạo, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; người tham gia giao thông đường thủy nội địa, chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng, người lái phương tiện và người dân sinh sống dọc các tuyến đường thủy nội địa được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tập trung tuyên truyền, phổ biến về quy tắc giao thông đường thủy nội địa; các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện; các điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về điều khiển phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện và không chở quá tải trọng theo quy định./.
Bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt không thể tách rời vai trò của chính quyền địa phương  (27/12/2019)
Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông - Yếu tố quan trọng góp phần giảm nguy cơ tai nạn giao thông  (27/12/2019)
Vai trò của chính quyền địa phương trong bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ  (26/12/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay