Hội thảo “Bắc Ninh: Tăng trưởng kinh tế nhanh và điều chỉnh hướng tới mô hình tăng trưởng bao trùm”
TCCS - Sáng 30-7, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo “Bắc Ninh: Tăng trưởng kinh tế nhanh và điều chỉnh hướng tới mô hình tăng trưởng bao trùm”.
Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và các chuyên gia Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày, phân tích những vấn đề nổi bật về: Tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh - Những điểm uốn và khả năng điều chỉnh chính sách; Mô hình tăng trưởng bao trùm: Sự tiếp cận nguồn lực và phân công kết quả của các doanh nghiệp ở Bắc Ninh; Sự tham gia và thụ hưởng của người dân địa phương trong quá trình tăng trưởng tại tỉnh Bắc Ninh; Tăng trưởng kinh tế Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2020 và nhận diện các yếu tố tác động đến tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025.
Qua đánh giá, kể từ khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh đạt được những thành tựu ấn tượng về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả còn hạn chế, thiếu bền vững, kinh tế phát triển mất cân đối, phụ thuộc quá lớn vào FDI; tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực và phân phối kết quả tạo ra giữa các doanh nghiệp, các địa phương và người dân trong tỉnh.
Các chuyên gia Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khuyến nghị tỉnh cần chú trọng cải thiện chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực kinh doanh; tạo cơ hội tốt hơn cho lao động di cư. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo hướng tạo ra sản phẩm mới và mở rộng thị trường; ưu tiên doanh nghiệp FDI có hiệu ứng lan tỏa tốt cho sự phát triển kinh tế địa phương.
Thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững, tác động của tăng trưởng đến thu nhập hộ gia đình, việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm tại Bắc Ninh; các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất của doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh… Từ đó, đề ra những giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; hướng tới xây dựng mô hình tăng trưởng bao trùm, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp và không để ai bị tụt lại phía sau./.
Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản: Kết quả ấn tượng và triển vọng tươi sáng  (30/07/2019)
Việt Nam đã hoàn tất nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết  (30/07/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại tỉnh Kiên Giang  (29/07/2019)
Về sự nêu gương của người đứng đầu  (29/07/2019)
Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế: Thực trạng và giải pháp  (29/07/2019)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm