Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
TCCS - Ngày 13-10-2022, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đồng chí Nguyễn Long Hải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương truyền đạt nghị quyết.
Tại hội nghị, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Long Hải đã thông báo khái quát tình hình, kết quả nổi bật của Hội nghị Trung ương 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII). Theo đó, từ ngày 3-10 đến ngày 9-10-2022, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp hội nghị lần thứ sáu để xem xét thảo luận, cho ý kiến các tờ trình, đề án, báo cáo của Bộ Chính trị liên quan một số vấn đề lớn, cơ bản và quan trọng: Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023 - 2025, phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2023. Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị và một số công việc quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có các bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc hội nghị.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận, tán thành Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã thảo luận dân chủ, góp ý thắng thắn, khách quan vào nội dung của Đề án thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thống nhất cao về chủ trương thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đồng thời, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, phát huy những kết quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra cho năm 2022 và các năm tiếp theo.
Tại hội nghị, sau khi nghe thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương đã thảo luận và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình hành động triển khai thực hiện các nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Cụ thể, các đại biểu đã thảo luận và thông qua Chương trình hành động thực hiện các nghị quyết: Nghị quyết 21-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về “Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”; Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; Nghị quyết số 19-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”.
Theo đó, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương yêu cầu các cấp ủy đảng tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên về vai trò, tầm quan trọng của các nghị quyết nêu trên. Đồng thời, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cũng yêu cầu các cấp ủy cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong từng nghị quyết và kế hoạch của Ban Chấp hành Trung ương sát với thực tiễn, phù hợp điều kiện thực tế của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối. Đảng ủy Khối và các đảng ủy trực thuộc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện chương trình hành động này, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm.
Kết thúc Hội nghị cán bộ chủ chốt thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức triển khai bước 3 quy trình giới thiệu nhân sự quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030./.
Ngày làm việc thứ tư, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII  (06/10/2022)
Ngày làm việc thứ hai, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII  (04/10/2022)
Ngày làm việc thứ nhất, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII  (03/10/2022)
Khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  (03/10/2022)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay