Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 01 đến ngày 07-10-2018)
23:52, ngày 10-10-2018
TCCSĐT - Gặp mặt các Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội; Khai mạc Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần; Thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước; Trung ương cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI với ông Nguyễn Bắc Son; Thủ tướng: Ninh Thuận cần trở thành tỉnh chủ lực về năng lượng tái tạo; Bế mạc Hội nghị Trung ương 8: Đưa Việt Nam giàu lên từ biển; Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; Họp báo thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Chính phủ phấn đấu đạt cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng Quốc hội giao
Chiều 01-10, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2018, đối với nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,7%, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm của Chính phủ sẽ phấn đấu đạt cao hơn chỉ tiêu này. Trong phiên họp, các thành viên Chính phủ cũng đã thảo luận về một số vấn đề đang là điểm nóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận.
Đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,7%, Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Chính phủ sẽ phấn đấu đạt cao hơn.
Giao những nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, Thủ tướng chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần chú trọng khâu chế biến, xuất khẩu, xây dựng chuỗi giá trị. Bộ Công thương tiếp tục các dự án lớn có sức lan tỏa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng phát triển du lịch chất lượng cao, chú trọng chất lượng dịch vụ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công...
Nhấn mạnh mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế là hướng đến giảm sự phụ thuộc vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thủ tướng lưu ý cần phải coi trọng hơn sức cầu trong nước. Do đó, cần có chính sách “dưỡng sức dân, dưỡng sức doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân." Bên cạnh đó là phát triển năng lực cạnh tranh của các đô thị; đưa khoa học công nghệ trở thành động lực tăng trưởng mới.
Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước khi tổng kết 30 năm chiến lược thu hút đầu tư FDI.
Nhấn mạnh hoàn thiện thể chế và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn là cần thiết, Thủ tướng lưu ý có sự “chững lại” của một số cơ quan chức năng trong việc này và chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện các dự án luật để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sắp tới, khẩn trương cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành chuẩn bị tốt các nội dung, nhiệm vụ được giao cho Hội nghị Trung ương 8 và kỳ họp Quốc hội sắp tới; “không để xảy ra tình trạng chậm trễ các văn bản được giao,” nhất là Luật Đầu tư công sửa đổi và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch.
Gặp mặt các Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội
Chiều 01-10, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt các Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong Quân đội trước Hội nghị Trung ương 8 khóa XII. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt.
Tại buổi gặp mặt, thay mặt Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thông báo một số nét chính về tình hình trong nước thời gian qua; kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng Đảng bộ Quân đội 9 tháng năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới; nội dung trọng tâm của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch ghi nhận, biểu dương nỗ lực, cố gắng của toàn quân trong thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ 9 tháng năm 2018.
Toàn quân luôn kiên định, vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, tin tưởng Đảng bộ Quân đội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác xây dựng Đảng bộ Quân đội năm 2018 và những năm tiếp theo.
Thông tin với các đại biểu, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh Hội nghị Trung ương 8 khóa XII là sự kiện chính trị quan trọng của Đảng và đất nước, được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân rất quan tâm.
Tại Hội nghị, Trung ương sẽ thảo luận, thông qua, quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị…
Các Ủy viên Trung ương Đảng đang công tác trong quân đội cần đề cao trách nhiệm chính trị, tập trung nghiên cứu, chuẩn bị tốt nội dung, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến có chất lượng vào các đề án của Trung ương cũng như các nội dung quan trọng khác, góp phần vào thành công của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII.
Đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,7%, Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Chính phủ sẽ phấn đấu đạt cao hơn.
Giao những nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, Thủ tướng chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần chú trọng khâu chế biến, xuất khẩu, xây dựng chuỗi giá trị. Bộ Công thương tiếp tục các dự án lớn có sức lan tỏa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng phát triển du lịch chất lượng cao, chú trọng chất lượng dịch vụ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công...
Nhấn mạnh mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế là hướng đến giảm sự phụ thuộc vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thủ tướng lưu ý cần phải coi trọng hơn sức cầu trong nước. Do đó, cần có chính sách “dưỡng sức dân, dưỡng sức doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân." Bên cạnh đó là phát triển năng lực cạnh tranh của các đô thị; đưa khoa học công nghệ trở thành động lực tăng trưởng mới.
Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước khi tổng kết 30 năm chiến lược thu hút đầu tư FDI.
Nhấn mạnh hoàn thiện thể chế và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn là cần thiết, Thủ tướng lưu ý có sự “chững lại” của một số cơ quan chức năng trong việc này và chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện các dự án luật để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sắp tới, khẩn trương cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành chuẩn bị tốt các nội dung, nhiệm vụ được giao cho Hội nghị Trung ương 8 và kỳ họp Quốc hội sắp tới; “không để xảy ra tình trạng chậm trễ các văn bản được giao,” nhất là Luật Đầu tư công sửa đổi và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch.
Gặp mặt các Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội
Chiều 01-10, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt các Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong Quân đội trước Hội nghị Trung ương 8 khóa XII. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt.
Tại buổi gặp mặt, thay mặt Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thông báo một số nét chính về tình hình trong nước thời gian qua; kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng Đảng bộ Quân đội 9 tháng năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới; nội dung trọng tâm của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch ghi nhận, biểu dương nỗ lực, cố gắng của toàn quân trong thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ 9 tháng năm 2018.
Toàn quân luôn kiên định, vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, tin tưởng Đảng bộ Quân đội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác xây dựng Đảng bộ Quân đội năm 2018 và những năm tiếp theo.
Thông tin với các đại biểu, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh Hội nghị Trung ương 8 khóa XII là sự kiện chính trị quan trọng của Đảng và đất nước, được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân rất quan tâm.
Tại Hội nghị, Trung ương sẽ thảo luận, thông qua, quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị…
Các Ủy viên Trung ương Đảng đang công tác trong quân đội cần đề cao trách nhiệm chính trị, tập trung nghiên cứu, chuẩn bị tốt nội dung, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến có chất lượng vào các đề án của Trung ương cũng như các nội dung quan trọng khác, góp phần vào thành công của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII.
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, sáng 02-10, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước năm 2018, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước năm 2019; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng; xem xét một số vấn đề về công tác cán bộ và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương thảo luận, xem xét, quyết định, lưu ý một số khía cạnh liên quan đến các nội dung và nhiệm vụ của Hội nghị. Tổng Bí thư nhấn mạnh, Hội nghị diễn ra đúng vào thời điểm giữa nhiệm kỳ khóa XII. Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và là năm khởi đầu cho việc chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng. Nội dung của Hội nghị lần này bao gồm nhiều vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh do Đại hội XII đã đề ra và chuẩn bị cho việc tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 01-10-2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Đồng chí Đỗ Mười sinh ngày 02-02-1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sớm tham gia hoạt động cách mạng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản, được tôi luyện, trưởng thành qua các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí Đỗ Mười đã từng trải qua nhiều cương vị công tác, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trong những năm giữ cương vị Tổng Bí thư của Đảng (6-1991 - 12-1997), với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng chí Đỗ Mười đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đoàn kết, thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Đồng chí đã được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước
Ngày 03-10, ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường về công tác nhân sự.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Trung ương cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI với ông Nguyễn Bắc Son
Ngày 04-10, ngày làm việc thứ ba Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng bằng hình thức: Khai trừ ra khỏi Đảng.
Thủ tướng: Ninh Thuận cần trở thành tỉnh chủ lực về năng lượng tái tạo
Chiều 05-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận để cho ý kiến tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy một số chương trình, dự án quan trọng nhằm đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và hiệu quả hơn.
Là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; thời tiết thuận lợi nắng ấm quanh năm, nguồn tài nguyên gió và năng lượng Mặt Trời lớn nhất cả nước, Ninh Thuận hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những trung tâm về phát triển kinh tế, nhất là năng lượng sạch; sản xuất muối công nghiệp, giống thủy sản và sản phẩm nông nghiệp giá trị cao.
Chín tháng năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của Ninh Thuận được duy trì ổn định, có chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực tăng nhanh, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng 10,2%; các nhóm ngành đột phá về năng lượng tái tạo, kinh tế biển, du lịch được lập trung chỉ đạo phát triển mạnh. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt thứ hạng cao, chỉ số PCI được cải thiện, tăng 11 bậc (đứng thứ 38 cả nước), chỉ số công nghệ thông tin tăng mạnh, tăng 18 bậc (đứng 21 cả nước).
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng bằng hình thức: Khai trừ ra khỏi Đảng.
Thủ tướng: Ninh Thuận cần trở thành tỉnh chủ lực về năng lượng tái tạo
Chiều 05-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận để cho ý kiến tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy một số chương trình, dự án quan trọng nhằm đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và hiệu quả hơn.
Là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; thời tiết thuận lợi nắng ấm quanh năm, nguồn tài nguyên gió và năng lượng Mặt Trời lớn nhất cả nước, Ninh Thuận hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những trung tâm về phát triển kinh tế, nhất là năng lượng sạch; sản xuất muối công nghiệp, giống thủy sản và sản phẩm nông nghiệp giá trị cao.
Chín tháng năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của Ninh Thuận được duy trì ổn định, có chuyển biến tích cực, một số lĩnh vực tăng nhanh, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng 10,2%; các nhóm ngành đột phá về năng lượng tái tạo, kinh tế biển, du lịch được lập trung chỉ đạo phát triển mạnh. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt thứ hạng cao, chỉ số PCI được cải thiện, tăng 11 bậc (đứng thứ 38 cả nước), chỉ số công nghệ thông tin tăng mạnh, tăng 18 bậc (đứng 21 cả nước).
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế. Song Thủ tướng nhấn mạnh đến yêu cầu lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận phát huy hơn nữa tinh thần năng động, quyết liệt, bám sát thực tế để quản lý, điều hành, nhất là cần chống sự trì trệ trong tổ chức thực hiện.
Thủ tướng nhắc lại mục tiêu phấn đấu của Ninh Thuận - trở thành tỉnh chủ lực về sản xuất năng lượng tái tạo, phát triển khá về kinh tế biển, phát huy lợi thế về các di sản lịch sử, văn hóa, tâm linh. Ngoài ra, tỉnh cần chú ý đến những đặc sản riêng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ du lịch bền vững.
Thủ tướng lưu ý Ninh Thuận triển khai cụ thể hiệu quả Nghị quyết 115 của Chính phủ, tiếp tục đổi mới toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.
Tỉnh tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu; giảm hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo; tăng cường quản lý đất rừng, đất công, phát triển mạnh thủy lợi.
Bế mạc Hội nghị Trung ương 8: Đưa Việt Nam giàu lên từ biển
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, chiều 6/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đồng chí Trung ương đã nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các báo cáo, đề án; thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận và quy định của Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương nhất trí đánh giá, 9 tháng năm 2018, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực.
Dự báo, đến cuối năm 2018, có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 6,6% - 6,8%, quy mô GDP khoảng 240,5 tỷ USD.
Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công có xu hướng giảm. Xuất khẩu ước đạt 238 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017; xuất siêu hơn 3 tỷ USD.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, gần 40% số xã của cả nước đã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống còn 5,2% - 5,7%...
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả cụ thể rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, đánh giá cao.
Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế...
Những kết quả, thành tích đạt được trong năm 2018 tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và 5 năm 2016 - 2020.
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh để có thể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra, cần tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích và kinh nghiệm, bài học đúc rút được từ thực tế đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 09, đồng thời nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển.
Trung ương xác định đến năm 2030 phấn đấu đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phốven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65% - 70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo...
Trung ương nhấn mạnh kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia-dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cần hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế. Trong đó, chú trọng các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng, khai thác thủy hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá; phát triển công nghiệp đóng tàu; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới. Tập trung đầu tư có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối vùng đồng bộ làm nền tảng đột phá để phát triển vùng biển, ven biển trở thành điểm đến của thế giới, đồng thời là cửa ngõ vươn ra thế giới.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
Sáng 06-10, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam theo nghi thức Quốc tang.
Từ sáng sớm, đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đã có mặt đông đủ tại khu vực Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với đồng chí Đỗ Mười - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người chiến sỹ cộng sản kiên trung, hết lòng vì nước, vì dân.
Tại Nhà Tang lễ Quốc gia, Lễ viếng đồng chí Đỗ Mười được cử hành trong không khí trang nghiêm, xúc động.
Quàn tại vị trí trang trọng nhất, chính giữa đài lễ, linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười được phủ Quốc kỳ đỏ thắm.
Trước linh cữu của đồng chí Đỗ Mười là bàn thờ Tổ quốc, bên trên là Quốc kỳ viền dải băng đen, nổi bật dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” và di ảnh của đồng chí.
Trong nền nhạc trầm buồn “Hồn tử sỹ”, đúng 7 giờ, Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười được cử hành trọng thể.
Mở đầu buổi Lễ, với lòng tiếc thương vô hạn, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn, vào viếng đồng chí Đỗ Mười và chia buồn cùng gia đình.
Xúc động ghi vào sổ tang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đỗ Mười - Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; Người đảng viên cộng sản rất mực kiên trung, suốt đời chiến đấu hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; Người có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí. Nguyện mãi mãi học tập và noi theo tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của Đồng chí.
Xin vĩnh biệt Bác Đỗ Mười kính mến! Xin gửi đến toàn thể gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương, mất mát vô cùng to lớn này”.
Đoàn Chủ tịch nước do đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước làm Trưởng đoàn vào viếng đồng chí Đỗ Mười và chia buồn cùng gia quyến.
Vô cùng thương tiếc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Đoàn Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn vào viếng và chia buồn cùng gia quyến.
Đoàn Quốc hội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn vào viếng đồng chí Đỗ Mười và chia buồn cùng gia quyến.
Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn, vào viếng và chia buồn cùng gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn, đã vào viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Họp báo thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Chiều 06-10-2018, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức họp báo thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì họp báo.
Tại buổi họp báo, đồng chí Bùi Trường Giang cho biết, sau 5 ngày làm việc hết sức trí tuệ và khẩn trương, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành chương trình đề ra, cụ thể:
Thứ nhất, Hội nghị đã thông qua cơ bản nội dung các văn kiện: 1- Nghị quyết phát triển bền vững về chiến lược kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 2- Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Thứ hai, thông qua nội dung cơ bản kết luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Thứ ba, quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII gồm: Tiểu ban Văn kiện do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư là Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Kinh tế - xã hội do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Điều lệ Đảng do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương là Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Nhân sự do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư là Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư là Trưởng Tiểu ban.
Thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất rất cao, giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sắp tới.
Thủ tướng nhắc lại mục tiêu phấn đấu của Ninh Thuận - trở thành tỉnh chủ lực về sản xuất năng lượng tái tạo, phát triển khá về kinh tế biển, phát huy lợi thế về các di sản lịch sử, văn hóa, tâm linh. Ngoài ra, tỉnh cần chú ý đến những đặc sản riêng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ du lịch bền vững.
Thủ tướng lưu ý Ninh Thuận triển khai cụ thể hiệu quả Nghị quyết 115 của Chính phủ, tiếp tục đổi mới toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.
Tỉnh tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu; giảm hơn nữa tỷ lệ hộ nghèo; tăng cường quản lý đất rừng, đất công, phát triển mạnh thủy lợi.
Bế mạc Hội nghị Trung ương 8: Đưa Việt Nam giàu lên từ biển
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, chiều 6/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đồng chí Trung ương đã nghiêm túc nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các báo cáo, đề án; thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận và quy định của Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương nhất trí đánh giá, 9 tháng năm 2018, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực.
Dự báo, đến cuối năm 2018, có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 6,6% - 6,8%, quy mô GDP khoảng 240,5 tỷ USD.
Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công có xu hướng giảm. Xuất khẩu ước đạt 238 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017; xuất siêu hơn 3 tỷ USD.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, gần 40% số xã của cả nước đã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống còn 5,2% - 5,7%...
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả cụ thể rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, đánh giá cao.
Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế...
Những kết quả, thành tích đạt được trong năm 2018 tạo đà và động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2019 và 5 năm 2016 - 2020.
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh để có thể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra, cần tiếp tục phát huy những kết quả, thành tích và kinh nghiệm, bài học đúc rút được từ thực tế đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với những nhận định, đánh giá về kết quả của việc thực hiện Nghị quyết số 09, đồng thời nhất trí ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để từng bước đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, dựa vào biển và hướng ra biển.
Trung ương xác định đến năm 2030 phấn đấu đạt các mục tiêu cơ bản về phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo. Tăng trưởng kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh, thành phốven biển ngày càng cao so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Đóng góp của các ngành kinh tế thuần biển chiếm khoảng 10% GDP cả nước; đóng góp GRDP của các tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65% - 70% GDP cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) các tỉnh, thành phố ven biển cao hơn mức trung bình của cả nước; đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của người dân sống trên các đảo...
Trung ương nhấn mạnh kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia-dân tộc trên các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên các vùng biển, đảo để phát triển bền vững kinh tế.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần quan tâm chuyển từ kinh tế biển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học công nghệ, phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cần hết sức chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các thể chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sát hợp với thực tế. Trong đó, chú trọng các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên: Phát triển du lịch biển, đảo; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng, khai thác thủy hải sản và phát triển hạ tầng nghề cá; phát triển công nghiệp đóng tàu; phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới. Tập trung đầu tư có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối vùng đồng bộ làm nền tảng đột phá để phát triển vùng biển, ven biển trở thành điểm đến của thế giới, đồng thời là cửa ngõ vươn ra thế giới.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
Sáng 06-10, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam theo nghi thức Quốc tang.
Từ sáng sớm, đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đã có mặt đông đủ tại khu vực Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với đồng chí Đỗ Mười - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người chiến sỹ cộng sản kiên trung, hết lòng vì nước, vì dân.
Tại Nhà Tang lễ Quốc gia, Lễ viếng đồng chí Đỗ Mười được cử hành trong không khí trang nghiêm, xúc động.
Quàn tại vị trí trang trọng nhất, chính giữa đài lễ, linh cữu nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười được phủ Quốc kỳ đỏ thắm.
Trước linh cữu của đồng chí Đỗ Mười là bàn thờ Tổ quốc, bên trên là Quốc kỳ viền dải băng đen, nổi bật dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” và di ảnh của đồng chí.
Trong nền nhạc trầm buồn “Hồn tử sỹ”, đúng 7 giờ, Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười được cử hành trọng thể.
Mở đầu buổi Lễ, với lòng tiếc thương vô hạn, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn, vào viếng đồng chí Đỗ Mười và chia buồn cùng gia đình.
Xúc động ghi vào sổ tang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đỗ Mười - Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; Người đảng viên cộng sản rất mực kiên trung, suốt đời chiến đấu hy sinh vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; Người có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, để lại niềm tiếc thương sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đồng chí. Nguyện mãi mãi học tập và noi theo tấm gương hết lòng vì nước, vì dân của Đồng chí.
Xin vĩnh biệt Bác Đỗ Mười kính mến! Xin gửi đến toàn thể gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương, mất mát vô cùng to lớn này”.
Đoàn Chủ tịch nước do đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước làm Trưởng đoàn vào viếng đồng chí Đỗ Mười và chia buồn cùng gia quyến.
Vô cùng thương tiếc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Đoàn Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn vào viếng và chia buồn cùng gia quyến.
Đoàn Quốc hội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn vào viếng đồng chí Đỗ Mười và chia buồn cùng gia quyến.
Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn, vào viếng và chia buồn cùng gia quyến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng đoàn, đã vào viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Họp báo thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Chiều 06-10-2018, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức họp báo thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì họp báo.
Tại buổi họp báo, đồng chí Bùi Trường Giang cho biết, sau 5 ngày làm việc hết sức trí tuệ và khẩn trương, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành chương trình đề ra, cụ thể:
Thứ nhất, Hội nghị đã thông qua cơ bản nội dung các văn kiện: 1- Nghị quyết phát triển bền vững về chiến lược kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; 2- Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Thứ hai, thông qua nội dung cơ bản kết luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Thứ ba, quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII gồm: Tiểu ban Văn kiện do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư là Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Kinh tế - xã hội do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Điều lệ Đảng do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương là Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Nhân sự do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư là Trưởng Tiểu ban; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư là Trưởng Tiểu ban.
Thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất rất cao, giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sắp tới.
Thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung hai Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII, là đồng chí Võ Thái Nguyên và đồng chí Trần Đức Thắng.
Thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét quyết định, thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét báo cáo của Bộ Chính trị về công tác quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ bảy đến Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và báo cáo công tác Đảng năm 2017./.
Thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét báo cáo của Bộ Chính trị về công tác quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ bảy đến Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và báo cáo công tác Đảng năm 2017./.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh về hô hấp khi chuyển mùa  (10/10/2018)
Y tế từ xa: Kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh ngay tại nhà  (10/10/2018)
Việt Nam ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba  (10/10/2018)
Phó Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh  (10/10/2018)
Phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn  (10/10/2018)
Tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tránh lãng phí  (10/10/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển