Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 01 đến ngày 07-01-2018)
00:58, ngày 09-01-2018
TCCSĐT - Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong năm bản lề 2018; Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến của Mặt trận Tổ quốc; Bám sát thực tiễn, chủ động tham mưu về công tác tuyên giáo; Văn phòng Quốc hội phải đóng vai trò nòng cốt trong tham mưu; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc với Tập đoàn Cao su Việt Nam; Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội triển khai nhiệm vụ công tác 2018; Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự chương trình nghệ thuật “Sức mạnh nhân đạo”;… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày 02-01-2018, ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã; nói chuyện với thầy và trò Đại học Huế; làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhân dịp đầu năm mới, sáng 02-01, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và trồng cây lưu niệm tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Được thành lập với tổng diện tích 22.031 ha trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, năm 2008, Vườn Quốc gia Bạch Mã được điều chỉnh mở rộng với tổng diện tích 37.487ha. Qua điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được 1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài trong cả nước) thuộc 52 bộ, 258 họ, 1080 giống tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Trong số này, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam cần phải có giải pháp ưu tiên bảo tồn như voọc vá chân nâu, sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la…
Vườn Quốc gia Bạch Mã còn được biết đến với sự đa dạng về hệ nấm và thực vật với 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước), trong đó, theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Vườn có 73 loài cần phải được bảo vệ.
Cùng đi với Thủ tướng tới thăm và nói chuyện với thầy và trò Đại học Huế - cơ sở đào tạo đại học đầu tiên ở miền Trung, Tây Nguyên với bề dày hơn 60 năm ra đời và phát triển có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành. Lắng nghe ý kiến của các thầy, cô giáo, giảng viên nhà trường và ý kiến lãnh đạo các bộ, ngành, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến bề dày lịch sử rất đáng tự hào của Đại học Huế - trung tâm giáo dục đại học nằm ở vùng đất giàu truyền thống văn hóa, địa linh nhân kiệt của dân tộc. Thủ tướng đánh giá Đại học Huế là tinh hoa của miền Trung, của xứ Huế, là trung tâm đào tạo lớn của khu vực và cả nước với nhiều ngành đào tạo chuyên môn sâu, chất lượng tốt.
Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại của Đại học Huế, Thủ tướng cho rằng, mặc dù số ngành đào tạo khá lớn, 119 ngành đào tạo đại học, 81 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 52 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ, nhưng tỷ lệ sinh viên Đại học Huế ra trường và có việc làm chưa cao, nhất là ngành nông lâm, giáo dục thể chất.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã nêu một số định hướng lớn đối với Đại học Huế và giáo dục đại học nói chung. Trong đó, Đại học Huế phải quan tâm đồng thời giữa tri thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu, các kỹ năng mềm và phải gắn với thực tiễn, giúp sinh viên sáng tạo, trải nghiệm trưởng thành về tâm lý, trí tuệ và năng lực hành động. Cùng với đó là phải thực sự đào tạo theo nhu cầu xã hội, cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, hướng tới các chuẩn mực quốc tế; khắc phục nhược điểm để sinh viên không chỉ tự tìm việc mà tạo lập khởi nghiệp.
Sau khi thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã, làm việc với Đại học Huế, chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế, địa phương “1 điểm đến 5 di sản” nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn trên con đường đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thừa Thiên Huế-là tỉnh đầu tiên mà Đoàn công tác của Trung ương tới làm việc trong năm mới 2018.
Với lợi thế là thành phố của những di sản và lễ hội, cố đô lịch sử, 5 di sản của Huế đã được UNESCO công nhận gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Nói đến di sản Huế, nổi bật là hệ thống kinh thành rộng 700 ha với Hoàng thành và trên những vùng đồi núi rợp bóng thông xanh biếc rộng lớn ở phía Tây Nam là hệ thống lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn với sự hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên, sự tinh tế độc đáo của các công trình kiến trúc.
Kết luận buổi làm việc, đánh giá kết quả kinh tế-xã hội Thừa Thiên-Huế tăng trưởng tốt, đời sống người dân được cải thiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những chỉ tiêu đạt tốt của địa phương như giảm nghèo, độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, an ninh trật tự... Huế là địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão với trách nhiệm cao của cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện tốt, nhất là du lịch, dịch vụ, đem lại nguồn lợi cho nhân dân.
Bên cạnh những thành quả đó, Thủ tướng đã chỉ ra một số điểm hạn chế mà Thừa Thiên-Huế cần nỗ lực khắc phục để có thành tích tốt hơn. Theo đó, Thủ tướng cho rằng, mặc dù có thế mạnh về kết nối hạ tầng nhưng Huế chưa tạo được sự đột phá cần thiết, môi trường đầu tư chỉ ở mức trung bình, chỉ số VAPI đứng thứ 42/63... Do đó, Thủ tướng đề nghị cả hệ thống chính trị tỉnh cần gần dân, sát dân, hơn giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của nhân dân và doanh nghiệp; phải tạo nên sự phát triển đột phá mạnh mẽ hơn, “đừng để phát triển bình bình” mà phải đổi mới quyết liệt, cách mạnh hơn.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đưa ra yêu cầu thực hiện hướng đột phá của Huế là du lịch, dịch vụ và liên kết kinh tế. Với mục tiêu đó, Huế cần có một hệ sinh thái du lịch bài bản, chuyên nghiệp, có chiều sâu; để sao cho du khách đến Huế phải lưu lại dài ngày hơn, “không phải số lượng nhiều là tốt mà lưu lại dài ngày mới đem lại thu nhập cao,” Thủ tướng nói và đề nghị tỉnh cần phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý di sản, phát triển du lịch.
Cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu xếp hạng còn thấp, tính năng động của chính quyền, cần sự liên kết chặt chẽ giữa Đại học Huế với chính quyền các cấp”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh “Đại học Huế là một cực phát triển của địa phương”. Trên cơ sở đó, Thủ tướng mong muốn Huế đẩy mạnh việc huy động mọi nguồn lực, nhất là từ tư nhân để mở rộng đầu tư: giao thông, du lịch, y tế, công nghiệp... “Một tinh thần là hãy làm mạnh mẽ nhưng chặt chẽ”;“dám nghĩ, dám làm để phát triển,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong năm bản lề 2018
Ngày 04-01-2018, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị.
Báo cáo tổng kết của Ban Đối ngoại Trung ương và tham luận của các đại biểu dự Hội nghị cho thấy, trong năm 2017, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động lớn, nhanh chóng và phức tạp, các đoàn thể, tổ chức nhân dân đã triển khai tích cực, hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân lớn, góp phần hỗ trợ đắc lực cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước. Trong năm có nhiều dấu ấn đối ngoại quan trọng như Đoàn Chủ tịch chủ trì hội nghị. Ảnh: TTXVN: Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017; Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia; Năm APEC 2017, đặc biệt là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, nhất là các nước láng giềng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tham gia vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vận động, đoàn kết tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường công tác thông tin đối ngoại.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trần Quốc Vượng hoan nghênh và đánh giá cao những đóng góp tích cực của lực lượng làm công tác đối ngoại nhân dân vào những thành tựu đối ngoại chung của đất nước trong năm qua. Đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong năm bản lề 2018.
Ngày 02-01-2018, ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã; nói chuyện với thầy và trò Đại học Huế; làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhân dịp đầu năm mới, sáng 02-01, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và trồng cây lưu niệm tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Được thành lập với tổng diện tích 22.031 ha trực thuộc Bộ Lâm nghiệp, năm 2008, Vườn Quốc gia Bạch Mã được điều chỉnh mở rộng với tổng diện tích 37.487ha. Qua điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được 1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài trong cả nước) thuộc 52 bộ, 258 họ, 1080 giống tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Trong số này, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam cần phải có giải pháp ưu tiên bảo tồn như voọc vá chân nâu, sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la…
Vườn Quốc gia Bạch Mã còn được biết đến với sự đa dạng về hệ nấm và thực vật với 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước), trong đó, theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Vườn có 73 loài cần phải được bảo vệ.
Cùng đi với Thủ tướng tới thăm và nói chuyện với thầy và trò Đại học Huế - cơ sở đào tạo đại học đầu tiên ở miền Trung, Tây Nguyên với bề dày hơn 60 năm ra đời và phát triển có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành. Lắng nghe ý kiến của các thầy, cô giáo, giảng viên nhà trường và ý kiến lãnh đạo các bộ, ngành, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến bề dày lịch sử rất đáng tự hào của Đại học Huế - trung tâm giáo dục đại học nằm ở vùng đất giàu truyền thống văn hóa, địa linh nhân kiệt của dân tộc. Thủ tướng đánh giá Đại học Huế là tinh hoa của miền Trung, của xứ Huế, là trung tâm đào tạo lớn của khu vực và cả nước với nhiều ngành đào tạo chuyên môn sâu, chất lượng tốt.
Thẳng thắn chỉ ra những tồn tại của Đại học Huế, Thủ tướng cho rằng, mặc dù số ngành đào tạo khá lớn, 119 ngành đào tạo đại học, 81 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 52 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ, nhưng tỷ lệ sinh viên Đại học Huế ra trường và có việc làm chưa cao, nhất là ngành nông lâm, giáo dục thể chất.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã nêu một số định hướng lớn đối với Đại học Huế và giáo dục đại học nói chung. Trong đó, Đại học Huế phải quan tâm đồng thời giữa tri thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu, các kỹ năng mềm và phải gắn với thực tiễn, giúp sinh viên sáng tạo, trải nghiệm trưởng thành về tâm lý, trí tuệ và năng lực hành động. Cùng với đó là phải thực sự đào tạo theo nhu cầu xã hội, cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, hướng tới các chuẩn mực quốc tế; khắc phục nhược điểm để sinh viên không chỉ tự tìm việc mà tạo lập khởi nghiệp.
Sau khi thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã, làm việc với Đại học Huế, chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Thừa Thiên Huế, địa phương “1 điểm đến 5 di sản” nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn trên con đường đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thừa Thiên Huế-là tỉnh đầu tiên mà Đoàn công tác của Trung ương tới làm việc trong năm mới 2018.
Với lợi thế là thành phố của những di sản và lễ hội, cố đô lịch sử, 5 di sản của Huế đã được UNESCO công nhận gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Nói đến di sản Huế, nổi bật là hệ thống kinh thành rộng 700 ha với Hoàng thành và trên những vùng đồi núi rợp bóng thông xanh biếc rộng lớn ở phía Tây Nam là hệ thống lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn với sự hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên, sự tinh tế độc đáo của các công trình kiến trúc.
Kết luận buổi làm việc, đánh giá kết quả kinh tế-xã hội Thừa Thiên-Huế tăng trưởng tốt, đời sống người dân được cải thiện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những chỉ tiêu đạt tốt của địa phương như giảm nghèo, độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, an ninh trật tự... Huế là địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão với trách nhiệm cao của cán bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện tốt, nhất là du lịch, dịch vụ, đem lại nguồn lợi cho nhân dân.
Bên cạnh những thành quả đó, Thủ tướng đã chỉ ra một số điểm hạn chế mà Thừa Thiên-Huế cần nỗ lực khắc phục để có thành tích tốt hơn. Theo đó, Thủ tướng cho rằng, mặc dù có thế mạnh về kết nối hạ tầng nhưng Huế chưa tạo được sự đột phá cần thiết, môi trường đầu tư chỉ ở mức trung bình, chỉ số VAPI đứng thứ 42/63... Do đó, Thủ tướng đề nghị cả hệ thống chính trị tỉnh cần gần dân, sát dân, hơn giải quyết kịp thời hơn kiến nghị của nhân dân và doanh nghiệp; phải tạo nên sự phát triển đột phá mạnh mẽ hơn, “đừng để phát triển bình bình” mà phải đổi mới quyết liệt, cách mạnh hơn.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đưa ra yêu cầu thực hiện hướng đột phá của Huế là du lịch, dịch vụ và liên kết kinh tế. Với mục tiêu đó, Huế cần có một hệ sinh thái du lịch bài bản, chuyên nghiệp, có chiều sâu; để sao cho du khách đến Huế phải lưu lại dài ngày hơn, “không phải số lượng nhiều là tốt mà lưu lại dài ngày mới đem lại thu nhập cao,” Thủ tướng nói và đề nghị tỉnh cần phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý di sản, phát triển du lịch.
Cần quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu xếp hạng còn thấp, tính năng động của chính quyền, cần sự liên kết chặt chẽ giữa Đại học Huế với chính quyền các cấp”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh “Đại học Huế là một cực phát triển của địa phương”. Trên cơ sở đó, Thủ tướng mong muốn Huế đẩy mạnh việc huy động mọi nguồn lực, nhất là từ tư nhân để mở rộng đầu tư: giao thông, du lịch, y tế, công nghiệp... “Một tinh thần là hãy làm mạnh mẽ nhưng chặt chẽ”;“dám nghĩ, dám làm để phát triển,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong năm bản lề 2018
Ngày 04-01-2018, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị.
Báo cáo tổng kết của Ban Đối ngoại Trung ương và tham luận của các đại biểu dự Hội nghị cho thấy, trong năm 2017, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động lớn, nhanh chóng và phức tạp, các đoàn thể, tổ chức nhân dân đã triển khai tích cực, hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân lớn, góp phần hỗ trợ đắc lực cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước. Trong năm có nhiều dấu ấn đối ngoại quan trọng như Đoàn Chủ tịch chủ trì hội nghị. Ảnh: TTXVN: Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017; Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia; Năm APEC 2017, đặc biệt là Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, nhất là các nước láng giềng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tham gia vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vận động, đoàn kết tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường công tác thông tin đối ngoại.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trần Quốc Vượng hoan nghênh và đánh giá cao những đóng góp tích cực của lực lượng làm công tác đối ngoại nhân dân vào những thành tựu đối ngoại chung của đất nước trong năm qua. Đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong năm bản lề 2018.
Đồng chí Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, các cấp ủy, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức nhân dân tiếp tục chỉ đạo, quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị 04 của Ban Bí thư về công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động đối ngoại nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của Đảng và quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường hơn nữa sự phối hợp thống nhất giữa các đoàn thể, tổ chức nhân dân Việt Nam trong hoạt động đối ngoại nhân dân, giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp và tối đa hóa lợi ích của quốc gia trong các hoạt động đối ngoại và quá trình hội nhập quốc tế.
Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến của Mặt trận Tổ quốc
Hội nghị lần thứ 8 (Khóa VIII) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khai mạc sáng 05-01 tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của đông đảo đại diện các nhân sỹ, trí thức các tầng lớp nhân dân cả nước và bà con Việt kiều. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và có bài phát biểu tại Hội nghị.
Năm 2017, với sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ Mặt trận, công tác Mặt trận trong cả nước diễn ra sôi nổi, thiết thực, góp phần quan trọng tạo sự ổn định và phát triển vững chắc của đất nước. Điển hình là các thành tích trong các mặt như:
Trong dịp kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2017), mặc dù nhiều địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ, song đã có hơn 95% tổng số khu dân cư trong cả nước tổ chức được Ngày hội đại đoàn kết với không khí đầm ấm, vui tươi (trong đó trên 60% khu dân cư tổ chức bữa cơm đại đoàn kết). Nhiều lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, đông đảo cán bộ, đảng viên đã về chung vui trong Ngày hội.
Khối đại đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo ngày càng được tăng cường, củng cố. Năm 2017, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tổ chức 7.271 cuộc thăm hỏi, gặp mặt, tiếp xúc đồng bào các dân tộc với 346.677 lượt người tham gia. Tổ chức 9.186 cuộc thăm hỏi, gặp mặt, tiếp xúc đồng bào các tôn giáo với 589.066 lượt người tham gia và tổ chức 1.186 cuộc gặp mặt biểu dương tổng cộng 26.990 điển hình tiên tiến, người uy tín, tiêu biểu ở cơ sở.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong những thành tựu chung đó, có vai trò to lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã làm tốt công tác tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến của Mặt trận Tổ quốc
Hội nghị lần thứ 8 (Khóa VIII) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khai mạc sáng 05-01 tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của đông đảo đại diện các nhân sỹ, trí thức các tầng lớp nhân dân cả nước và bà con Việt kiều. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và có bài phát biểu tại Hội nghị.
Năm 2017, với sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ Mặt trận, công tác Mặt trận trong cả nước diễn ra sôi nổi, thiết thực, góp phần quan trọng tạo sự ổn định và phát triển vững chắc của đất nước. Điển hình là các thành tích trong các mặt như:
Trong dịp kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2017), mặc dù nhiều địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ, song đã có hơn 95% tổng số khu dân cư trong cả nước tổ chức được Ngày hội đại đoàn kết với không khí đầm ấm, vui tươi (trong đó trên 60% khu dân cư tổ chức bữa cơm đại đoàn kết). Nhiều lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, đông đảo cán bộ, đảng viên đã về chung vui trong Ngày hội.
Khối đại đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo ngày càng được tăng cường, củng cố. Năm 2017, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tổ chức 7.271 cuộc thăm hỏi, gặp mặt, tiếp xúc đồng bào các dân tộc với 346.677 lượt người tham gia. Tổ chức 9.186 cuộc thăm hỏi, gặp mặt, tiếp xúc đồng bào các tôn giáo với 589.066 lượt người tham gia và tổ chức 1.186 cuộc gặp mặt biểu dương tổng cộng 26.990 điển hình tiên tiến, người uy tín, tiêu biểu ở cơ sở.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong những thành tựu chung đó, có vai trò to lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã làm tốt công tác tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thủ tướng đánh giá cao việc Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phát huy tinh thần sáng tạo của nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước có nội dung thiết thực, lôi cuốn, hướng đến thực hiện thắng lợi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống nhân dân.
Chính phủ đánh giá cao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức quyên góp, hỗ trợ người bị tổn thương, người nghèo, người bị thiệt hại do thiên tai. Những hình ảnh các đợt vận động lá lành đùm lá rách ở các cấp, các ngành, địa phương là “hết sức nhân văn, sâu sắc”, Thủ tướng nói.
Hoan nghênh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm tốt công tác phát huy dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và Chính phủ vững mạnh. Các hoạt động phản biện, giám sát được triển khai thiết thực, đồng bộ và đạt nhiều kết quả, nhất là trong công tác khiếu nại tố cáo, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực hiện chính sách thuế, hải quan...
“Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định và bày tỏ vui mừng vì những năm qua, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn duy trì và thực hiện tốt cơ chế phối hợp công tác.
Bám sát thực tiễn, chủ động tham mưu về công tác tuyên giáo
Sáng 05-01, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông nêu rõ, năm 2017, Ban đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, cơ bản bảo đảm chất lượng và tiến độ, đạt kết quả quan trọng về đổi mới nội dung, phương thức công tác tuyên giáo. Nổi bật là công tác chỉ đạo, định hướng tuyên truyền báo chí, hướng dẫn, tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5, 6 (khóa XII); Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, việc sơ kết, tổng kết nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác tuyên giáo...
Năm 2018, bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, chủ động, tập trung hoàn thành các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đề án cấp Ban, chuyên đề chuyên sâu bảo đảm chất lượng, tiến độ; nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý văn bản theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đề nghị của các ban, bộ, ngành, địa phương.
Thời gian tới, Ban tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức trên nhiều mảng hoạt động của công tác tuyên giáo theo tinh thần “Nhanh nhạy - Hiệu quả - Thuyết phục, bám sát thực tiễn”, đẩy mạnh hơn nữa việc nắm bắt tình hình để kịp thời tham mưu, đề xuất, đổi mới việc tổ chức các đoàn kiểm tra, khảo sát, giao ban công tác tuyên giáo.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đánh giá, trong năm 2017, Ban Tuyên giáo Trung ương đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ được giao. Với vai trò là lực lượng tham mưu ở tuyến cuối trên mặt trận tư tưởng của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ động, tích cực triển khai có chất lượng tốt 3 đề án được Bộ Chính trị phân công tại Kế hoạch số 04-KH/TW về nhiệm vụ triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); tiếp tục có những đóng góp tích cực trong việc tham mưu việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng... Trong thực hiện nhiệm vụ, Ban có sự chủ động, đón đầu; lề lối làm việc được đổi mới, nâng cao chất lượng, từng bước khắc phục những hạn chế từng tồn tại.
Ban Tuyên giáo cần tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, chủ động, tập trung triển khai thực hiện, hoàn thành các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm chất lượng, tiến độ. Ban nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý văn bản theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đề nghị của các bộ, ban, ngành, địa phương; Đổi mới quy trình và nâng cao chất lượng chuẩn bị các đề án sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng.
Văn phòng Quốc hội phải đóng vai trò nòng cốt trong tham mưu
Ngày 05-01, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, nhấn mạnh trong năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị là tập trung triển khai tiếp tục đưa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá là cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội đã không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy trong công tác, đã cải tiến lề lối làm việc, liên tục đổi mới, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào những thành công chung của Quốc hội, cũng như góp phần vào những kết quả quan trọng của đất nước trong năm 2017 vừa qua (13/13 chỉ tiêu mà Quốc hội đưa ra đều đạt và vượt kế hoạch; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 vượt mục tiêu đề ra là 6,7%, tăng 6,81% so với năm 2016 - mức cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây).
Về những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh năm 2018 là năm có ý nghĩa rất quan trọng - năm bản lề tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và chương trình của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Theo Chủ tịch Quốc hội, để Quốc hội hoàn thành những nhiệm vụ đề ra thì Văn phòng Quốc hội phải đóng vai trò nòng cốt trong tham mưu, giúp việc và tổ chức thực hiện. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Văn phòng Quốc hội khẩn trương rà soát và tham mưu việc sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII; theo dõi sát diễn biến tình hình, xử lý thông tin nhanh nhạy và chủ động phát hiện, tham mưu, đề xuất xử lý kịp thời những vấn đề cấp bách, khó khăn, vướng mắc.
Cùng với đó, Văn phòng Quốc hội tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với việc triển khai Nghị quyết quan trọng của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và khối lượng công việc phục vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động để tạo động lực khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiếp tục cống hiến, tận tụy trong công việc. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức cố gắng tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với nhiệm vụ được giao để thực sự trở thành những chuyên gia tinh thông nghiệp vụ, có bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc với Tập đoàn Cao su Việt Nam
Nhân dịp những ngày đầu năm mới 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, làm việc và động viên cán bộ, nhân viên người lao động Tập đoàn Cao su Việt Nam - một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất cả nước.
Cùng đi có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường.
Phát biểu, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Tập đoàn, Thủ tướng nhấn mạnh đến truyền thống lâu đời của ngành Cao su Việt Nam - một trong những ngành hình thành giai cấp công nhân Việt Nam, có nhiều đóng góp, hy sinh xương máu cho cách mạng.
Thủ tướng chia sẻ và đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn, nhất là trong thời kỳ giá cao su rớt mạnh nhưng tập thể cán bộ, công nhân, người lao động Tập đoàn vẫn cố gắng vượt khó đi lên, giữ vững sản xuất kinh doanh. Với 88.000 người lao động, với diện tích 415.000 ha, Tập đoàn có những bước phát triển tốt. Năm 2017, Tập đoàn có lợi nhuận sau thuế là 3.600 tỷ đồng. Đời sống công nhân ổn định với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Trên nền tảng những đóng góp tích cực của ngành Cao su vào sự phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tăng cường quản trị, đổi mới quản lý, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa và tái cơ cấu với tinh thần phải minh bạch, công khai, bảo đảm không thất thoát vốn nhà nước.
Chỉ đạo Tập đoàn tập trung triển khai mạnh mẽ Nghị quyết 01 của Chính phủ ngay từ những ngày đầu năm, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Cao su cũng như các tập đoàn khác phải có chương trình hành động thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018, nỗ lực hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao, đóng góp vào thành tích chung của đất nước.
Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội triển khai nhiệm vụ công tác 2018
Chiều 05-01-2018, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội; Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Uông Chu Lưu, Phùng Quốc Hiển, Đỗ Bá Tỵ dự...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá, năm 2017, Đảng bộ Văn phòng Quốc hội đã phát huy tốt vai trò phối hợp cùng Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc tham mưu, phục vụ hoàn thành tốt đẹp kỳ họp thứ 3, thứ 4 của Quốc hội, phục vụ 19 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều hoạt động quan trọng khác của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; các nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), kết luận của của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng đoàn Quốc hội, triển khai thi hành nghiêm túc các luật, nghị quyết của Quốc hội. Đảng bộ đã tham mưu, phục vụ các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Quốc hội, phục vụ các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện công tác đối ngoại.
Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội đánh giá, Đảng bộ đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, nắm bắt tư tưởng, kịp thời giải quyết những vướng mắc qua sinh hoạt giao ban cấp ủy, hội nghị đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Thường trực Đảng ủy cơ quan với Công đoàn, Đoàn thanh niên; lãnh đạo việc tổ chức các cuộc làm việc với các đơn vị trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cụm Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội; chủ động lựa chọn nội dung, tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; tăng cường sinh hoạt chuyên đề tại Đảng bộ, chi bộ; chăm lo phát triển đảng, giáo dục, bồi dưỡng quần chúng ưu tú...
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, năm 2018 là năm bản lề trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành chương trình, kế hoạch của cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Do đó, yêu cầu và khối lượng công việc đặt ra cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội là rất lớn.
Tán thành với Báo cáo của Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội về phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo trọng tâm trong năm 2018, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội xác định nhiệm vụ cốt lõi, hàng đầu trong năm 2018 là năm "nâng cao chất lượng chi bộ."
Trên tinh thần đó, toàn Đảng bộ phải tăng cường lãnh đạo cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn và quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong thời gian tới; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong đảng, phát huy dân chủ, sáng tạo, đổi mới, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động nhằm thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của người đảng viên công tác ở cơ quan Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đặc biệt là tham mưu, phục vụ có hiệu quả kỳ họp thứ 5 và kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự chương trình nghệ thuật “Sức mạnh nhân đạo”
Đánh dấu 20 năm phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, tối 07-01, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Sức mạnh nhân đạo” với chủ đề “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” - Xuân Mậu Tuất 2018.
Tới dự chương trình có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch danh dự Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Cùng tham dự có: đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại biểu khách quốc tế thuộc các hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài, cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao tặng bảng vàng danh dự “Sức mạnh nhân đạo” cho các cụm thi đua khu vực trên cả nước tặng suất quà Tết; các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, quốc tế trao quà tặng ủng hộ cho chương trình “Sức mạnh nhân đạo”.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đây là truyền thống nhân ái cao đẹp, đạo lý “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” từ bao đời nay của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta, người sáng lập và là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong suốt 23 năm, kể từ khi thành lập Hội đến khi Người qua đời, đã dạy: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương những kết quả, thành tích mà các cấp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; trân trọng cảm ơn các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã có những nghĩa cử cao đẹp, luôn đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong các hoạt động nhân đạo.
Nhấn mạnh tinh thần tương thân, tương ái, yêu thương, giúp đỡ con người là truyền thống tốt đẹp, là đạo lý quý báu của dân tộc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác nhân đạo và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động nhân đạo. Cùng với đó, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Luật Hoạt động chữ thập đỏ, tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ các cấp thực hiện tốt bảy hoạt động chữ thập đỏ được quy định trong luật; phát huy vai trò của Hội trong việc tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chương trình vì mục tiêu nhân đạo./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 01 đến 07-01-2018)  (09/01/2018)
Doanh nghiệp cam kết đảm bảo đủ hàng thiết yếu phục vụ Tết Mậu Tuất  (08/01/2018)
Xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng tiến thẳng lên hiện đại  (08/01/2018)
Việt Nam hoan nghênh Triều Tiên và Hàn Quốc nối lại đối thoại  (08/01/2018)
Thúc đẩy hợp tác giữa lục quân hai nước Việt Nam và Nhật Bản  (08/01/2018)
Đồng chí Điểu K’Ré giữ chức Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương  (08/01/2018)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên