Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-7-2017)
00:23, ngày 12-07-2017
TCCSĐT - Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về các tổ chức, cá nhân vi phạm; Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể chậm giao vốn và giải ngân vốn đầu tư công; Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh; Theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ, việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Kạn; Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm, tặng quà thương bệnh binh, gia đình chính sách tỉnh Hà Nam; Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai; Cà Mau phát huy hiệu quả về quy hoạch, luân chuẩn, bổ nhiệm cán bộ… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Hà Nội xem xét, quyết định nhiều vấn đề về phát triển kinh tế-xã hội
Sáng 03-7, Kỳ họp thứ 4, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021, chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc.
Tại kỳ họp này, các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, thảo luận và thông qua 12 báo cáo và 1 nghị quyết thường kỳ, 3 báo cáo và 12 nghị quyết chuyên đề, công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Các báo cáo và nghị quyết xem xét tại kỳ họp lần này có liên quan đến việc phát triển kinh tế-xã hội, đời sống dân sinh trên địa bàn Thủ đô thời gian tới.
Cụ thể là: Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021, tầm nhìn đến năm 2030; quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2017-2018; định mức, chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh; một số nội dung chi, mức chi phục vụ hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội...
Phát biểu tại kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng và biểu dương những cố gắng, nỗ lực mà Thành ủy, Hội đồng Nhân dân , Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đất nước ta đang có nhiều cơ hội thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 còn rất nặng nề. Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của cả nước là 6,7% đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị rất cao trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương.
Riêng đối với thành phố Hà Nội, để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2017, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng cả năm từ 8,5- 9%, trong 6 tháng cuối năm phải tăng trên 9,5%. Chủ tịch Quốc hội tán thành với 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu đã nêu trong báo cáo và đề nghị thành phố trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung.
Trước hết, Hà Nội cần tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu kế hoạch về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, cần siết chặt kỷ cương trong quản lý đô thị; tăng cường công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị; xử lý nghiêm những vi phạm về trật tự xây dựng, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện; bảo đảm thực hiện tốt công tác vệ sinh, môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt tại các khu chung cư cao tầng, khu tái định cư, khu, cụm công nghiệp, làng nghề…
Hà Nội cần tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, tập trung vào 3 chỉ số yếu kém: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân.
Tiếp tục cải thiện, nâng cao chỉ số PCI, tập trung vào 5 chỉ số: Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, môi trường cạnh tranh bình đẳng và tính năng động, tiên phong của chính quyền thành phố.
Đồng thời, Hà Nội cần chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của thành phố, có những nghị quyết mang tính lâu dài, tác động nhiều đến đời sống xã hội, được cử tri cả nước quan tâm, như: Nghị quyết về Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017- 2021, tầm nhìn đến 2030…
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về các tổ chức, cá nhân vi phạm
Ngày 03-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp kỳ thứ 15 của Ủy ban như sau:
Từ ngày 27 đến ngày 30-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 15. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
1- Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
2- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
3- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh và đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
4- Xem xét báo cáo kết quả giám sát Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ và đồng chí Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; các báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Thái Bình, Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài chính; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang; kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân đối với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lâm Đồng.
5- Xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 4 trường hợp; tham gia ý kiến về giải quyết khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương đối với hai trường hợp.
6- Cũng trong Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, để trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể chậm giao vốn và giải ngân vốn đầu tư công
Chiều 04-7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả giao và giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm; cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Quá sốt ruột với việc chậm giao kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ nguyên nhân ách tắc của số vốn chưa giao trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh từ tháng 5-2017, nhưng đến nay vẫn không nhúc nhích.
Trước giải thích của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Thủ tướng nêu rõ, Thủ tướng đã phê duyệt danh mục dự án ưu tiên đầu tư, không có lý do gì không giao số vốn ngân sách còn lại. Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường phải làm rõ trách nhiệm của ai. “Lần này không làm, tôi báo cáo Thủ tướng, đề nghị kỷ luật luôn”, Phó Thủ tướng cương quyết.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 07-7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc cử tri Quận 1, Quận 3, Quận 4 nhằm báo cáo với cử tri về kết quả của Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, ghi nhận và giải đáp những vấn đề được cử tri quan tâm.
Thay mặt các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn cử tri đã nêu những ý kiến, kiến nghị tâm huyết, trách nhiệm cao về các nội dung hết sức quan trọng, bức thiết.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng xem xét, xử lý kịp thời.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng bộ máy ngày càng trong sạch, vững mạnh; luôn quan tâm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng.
Tuy nhiên, so với mong muốn, còn phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. Tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay còn phổ biến, có nguy cơ lan rộng, rất nghiêm trọng, gây bức xúc.
Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để xây dựng tổ chức Đảng, hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự của dân, do dân và vì dân. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân
Chiều 07-7, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2017, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.
Tham dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; các đồng chí nguyên lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, đại diện lãnh đạo ban dân vận tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, các đại biểu cần tập trung thảo luận vào những vấn đề cốt lõi trong công tác dân vận, nêu lên những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân các địa phương trong thực tiễn đời sống thời gian qua, từ đó rút ra những vấn đề cần quan tâm, chú trọng. Đồng chí Trương Thị Mai khẳng định, vấn đề đổi mới công tác dân vận trên cơ sở quan điểm Nghị quyết 12 của Đảng theo hướng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể hơn là việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật là vấn đề rất quan trọng. Những đường lối, quan điểm của Đảng xây dựng thành chính sách pháp luật có thể tạo điều kiện tốt để triển khai các chính sách và đưa các chính sách vào cuộc sống.
Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật chính là cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, cùng với phương châm: Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra. Đây được coi là bài học xương máu cho công tác dân vận trong tình hình hiện nay.
Về dân vận chính quyền, tổ chức tiếp xúc trực tiếp với dân, vừa làm chính sách vừa tổ chức thực thi chính sách, đồng chí Trương Thị Mai chỉ rõ: “Có khi chính sách đúng nhưng lực lượng triển khai làm không tới nơi tới chốn sẽ gây ra tâm tư cho người dân. Do đó, dân vận chính quyền xếp đầu tiên sau đó mới đến dân vận chính trị và cuối cùng là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận”.
Theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ, việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng
Sáng 07-7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị.
Kết luận Hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị rà soát nhiệm vụ công việc trong 6 tháng cuối năm, tập trung tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai 8 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ban tập trung triển khai kế hoạch 10 năm thực hiện Chỉ thị 15, hoàn thành 3 đề án trình Bộ Chính trị vào cuối năm gồm : Đề án cơ chế bảo vệ người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; Đề án Quy định người đứng đầu cấp ủy tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; Đề án sửa đổi, bổ sung Quyết định 159 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị đơn vị chức năng bám các vụ án, vụ việc, khẩn trương theo dõi, đôn đốc tham mưu kịp thời, chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc, để kịp thời kết thúc điều tra truy tố 12 vụ án, kết thúc xác minh 4 vụ việc theo kế hoạch. Trọng tâm là hoàn thành xét xử sơ thẩm vụ án Hà Văn Thắm, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như... Đồng thời phối hợp với Ban cán sự Đảng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, theo dõi đôn đốc việc thanh tra, kiểm toán để làm rõ đúng sai, xử lý nghiêm minh những cá nhân có sai phạm gây thất thoát thua lỗ lớn tại 9 dự án đang được dư luận quan tâm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Kạn
Trong 2 ngày 06 và 07-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, chiều 07-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh những nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Nhờ tập trung triển khai 4 chương trình trọng tâm và 26 nhóm giải pháp cụ thể, Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Bắc Kạn có vị trí chiến lược quan trọng, trung chuyển giữa các tỉnh miền xuôi với các tỉnh biên giới Việt - Trung, là địa phương giàu truyền thống yêu nước cách mạng, đóng góp nhiều công sức trong hai kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển sau này, Bắc Kạn đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đường sá, nhà cửa khang trang, quy hoạch đẹp.
Tổng Bí thư chỉ rõ, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với những tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu… triển vọng phát triển của Bắc Kạn còn rất lớn nếu biết cách làm và có cách làm đúng. Điều quan trọng là lãnh đạo, nhân dân trong tỉnh luôn có ý chí vươn lên, không cam chịu hoàn cảnh mà đoàn kết, phấn đấu, tìm mọi cách để phát triển đi lên.
Tổng Bí thư hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn luôn nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo để có cách làm tốt, phù hợp với thực tế địa phương.
Tổng Bí thư chia sẻ với những khó khăn, hạn chế của Bắc Kạn do điều kiện tự nhiên, địa hình chia cắt; đồng thời phân tích, chỉ rõ những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là về nông, lâm nghiệp, du lịch…
Tổng Bí thư mong muốn đồng bào các dân tộc trên địa bàn luôn đoàn kết, phấn đấu vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, thoát khỏi tỉnh nghèo và làm giàu, xây dựng tỉnh Bắc Kạn ngày càng văn minh, hiện đại, đoàn kết, nghĩa tình.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm, tặng quà thương bệnh binh, gia đình chính sách tỉnh Hà Nam
Ngày 08-7, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đã đến thăm, tặng quà các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách tại huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam), Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh- Liệt sỹ.
Nhân dịp này, thay mặt Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã tặng Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam nhiều phần quà trị giá trên 1 tỷ đồng, bao gồm: Máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp, trang thiết bị y tế và quần áo; tặng 30 suất quà cho các đối tượng chính sách huyện Bình Lục; khánh thành nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Phùng Văn Điền thương binh hạng 4/4 tại thôn Viễn Lai, xã Bối Cầu, huyện Bình Lục. Đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng đã trồng cây lưu niệm tại Khu lưu niệm Cát Tường, xã An Mỹ, huyện Bình Lục.
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai
Sáng 09-7, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12-7-1907-12-7-2017) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; đại biểu lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương; lãnh đạo tỉnh Lào Cai, đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng, đại biểu các lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai tham dự.
Lào Cai nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh biên giới, luôn giữ vị trí trọng yếu trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, Lào Cai đã là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng ở vùng thượng lưu sông Hồng.
Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai đã cùng cả nước nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, kiên cường chiến đấu, không quản hy sinh, gian khổ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, lập nên nhiều chiến công hiển hách, ghi vào lịch sử dân tộc những trang vàng chói lọi.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của tỉnh Lào Cai, ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ tỉnh Lào Cai có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; có lợi thế là trung tâm kinh tế, giao lưu văn hóa Việt Nam với các nước ASEAN, Trung Quốc, các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng; là cửa ngõ quan trọng trong huyết mạch giao thông đường bộ, đường thủy trên Sông Hồng và đường sắt, cửa khẩu quốc tế Lào Cai có vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
"Lào Cai có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn, tiềm năng cho phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến. Lào Cai có bề dày lịch sử, giàu truyền thống cách mạng, mang đậm bản sắc dân tộc, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Lào Cai có lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Đây chính là những tiềm năng và lợi thế để tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững," Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Để phấn đấu trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Lào Cai tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh, bền vững hơn; hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch ngành, lĩnh vực; tăng cường khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng lưu ý tỉnh Lào Cai quan tâm đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; quan tâm phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.
Tại kỳ họp này, các đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, thảo luận và thông qua 12 báo cáo và 1 nghị quyết thường kỳ, 3 báo cáo và 12 nghị quyết chuyên đề, công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Các báo cáo và nghị quyết xem xét tại kỳ họp lần này có liên quan đến việc phát triển kinh tế-xã hội, đời sống dân sinh trên địa bàn Thủ đô thời gian tới.
Cụ thể là: Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021, tầm nhìn đến năm 2030; quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2017-2018; định mức, chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh; một số nội dung chi, mức chi phục vụ hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội...
Phát biểu tại kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng và biểu dương những cố gắng, nỗ lực mà Thành ủy, Hội đồng Nhân dân , Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đất nước ta đang có nhiều cơ hội thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 còn rất nặng nề. Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của cả nước là 6,7% đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị rất cao trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương.
Riêng đối với thành phố Hà Nội, để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2017, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng cả năm từ 8,5- 9%, trong 6 tháng cuối năm phải tăng trên 9,5%. Chủ tịch Quốc hội tán thành với 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu đã nêu trong báo cáo và đề nghị thành phố trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung.
Trước hết, Hà Nội cần tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu kế hoạch về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, cần siết chặt kỷ cương trong quản lý đô thị; tăng cường công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị; xử lý nghiêm những vi phạm về trật tự xây dựng, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện; bảo đảm thực hiện tốt công tác vệ sinh, môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt tại các khu chung cư cao tầng, khu tái định cư, khu, cụm công nghiệp, làng nghề…
Hà Nội cần tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, tập trung vào 3 chỉ số yếu kém: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân.
Tiếp tục cải thiện, nâng cao chỉ số PCI, tập trung vào 5 chỉ số: Gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, môi trường cạnh tranh bình đẳng và tính năng động, tiên phong của chính quyền thành phố.
Đồng thời, Hà Nội cần chủ động hơn nữa trong hoạt động giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của thành phố, có những nghị quyết mang tính lâu dài, tác động nhiều đến đời sống xã hội, được cử tri cả nước quan tâm, như: Nghị quyết về Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017- 2021, tầm nhìn đến 2030…
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận về các tổ chức, cá nhân vi phạm
Ngày 03-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp kỳ thứ 15 của Ủy ban như sau:
Từ ngày 27 đến ngày 30-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 15. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:
1- Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
2- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
3- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh và đồng chí Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
4- Xem xét báo cáo kết quả giám sát Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ và đồng chí Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; các báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Thái Bình, Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài chính; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang; kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân đối với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lâm Đồng.
5- Xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền đối với 4 trường hợp; tham gia ý kiến về giải quyết khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương đối với hai trường hợp.
6- Cũng trong Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, để trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể chậm giao vốn và giải ngân vốn đầu tư công
Chiều 04-7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả giao và giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm; cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Quá sốt ruột với việc chậm giao kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ nguyên nhân ách tắc của số vốn chưa giao trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh từ tháng 5-2017, nhưng đến nay vẫn không nhúc nhích.
Trước giải thích của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Thủ tướng nêu rõ, Thủ tướng đã phê duyệt danh mục dự án ưu tiên đầu tư, không có lý do gì không giao số vốn ngân sách còn lại. Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường phải làm rõ trách nhiệm của ai. “Lần này không làm, tôi báo cáo Thủ tướng, đề nghị kỷ luật luôn”, Phó Thủ tướng cương quyết.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 07-7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc cử tri Quận 1, Quận 3, Quận 4 nhằm báo cáo với cử tri về kết quả của Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, ghi nhận và giải đáp những vấn đề được cử tri quan tâm.
Thay mặt các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng cảm ơn cử tri đã nêu những ý kiến, kiến nghị tâm huyết, trách nhiệm cao về các nội dung hết sức quan trọng, bức thiết.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng xem xét, xử lý kịp thời.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng bộ máy ngày càng trong sạch, vững mạnh; luôn quan tâm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng.
Tuy nhiên, so với mong muốn, còn phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. Tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay còn phổ biến, có nguy cơ lan rộng, rất nghiêm trọng, gây bức xúc.
Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để xây dựng tổ chức Đảng, hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự của dân, do dân và vì dân. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân
Chiều 07-7, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2017, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017.
Tham dự Hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; các đồng chí nguyên lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, đại diện lãnh đạo ban dân vận tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, các đại biểu cần tập trung thảo luận vào những vấn đề cốt lõi trong công tác dân vận, nêu lên những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân các địa phương trong thực tiễn đời sống thời gian qua, từ đó rút ra những vấn đề cần quan tâm, chú trọng. Đồng chí Trương Thị Mai khẳng định, vấn đề đổi mới công tác dân vận trên cơ sở quan điểm Nghị quyết 12 của Đảng theo hướng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể hơn là việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật là vấn đề rất quan trọng. Những đường lối, quan điểm của Đảng xây dựng thành chính sách pháp luật có thể tạo điều kiện tốt để triển khai các chính sách và đưa các chính sách vào cuộc sống.
Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật chính là cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, cùng với phương châm: Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra. Đây được coi là bài học xương máu cho công tác dân vận trong tình hình hiện nay.
Về dân vận chính quyền, tổ chức tiếp xúc trực tiếp với dân, vừa làm chính sách vừa tổ chức thực thi chính sách, đồng chí Trương Thị Mai chỉ rõ: “Có khi chính sách đúng nhưng lực lượng triển khai làm không tới nơi tới chốn sẽ gây ra tâm tư cho người dân. Do đó, dân vận chính quyền xếp đầu tiên sau đó mới đến dân vận chính trị và cuối cùng là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận”.
Theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ, việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng
Sáng 07-7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị.
Kết luận Hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị rà soát nhiệm vụ công việc trong 6 tháng cuối năm, tập trung tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai 8 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ban tập trung triển khai kế hoạch 10 năm thực hiện Chỉ thị 15, hoàn thành 3 đề án trình Bộ Chính trị vào cuối năm gồm : Đề án cơ chế bảo vệ người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; Đề án Quy định người đứng đầu cấp ủy tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; Đề án sửa đổi, bổ sung Quyết định 159 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị đơn vị chức năng bám các vụ án, vụ việc, khẩn trương theo dõi, đôn đốc tham mưu kịp thời, chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc, để kịp thời kết thúc điều tra truy tố 12 vụ án, kết thúc xác minh 4 vụ việc theo kế hoạch. Trọng tâm là hoàn thành xét xử sơ thẩm vụ án Hà Văn Thắm, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như... Đồng thời phối hợp với Ban cán sự Đảng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, theo dõi đôn đốc việc thanh tra, kiểm toán để làm rõ đúng sai, xử lý nghiêm minh những cá nhân có sai phạm gây thất thoát thua lỗ lớn tại 9 dự án đang được dư luận quan tâm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Kạn
Trong 2 ngày 06 và 07-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn.
Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa; đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, chiều 07-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh những nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Nhờ tập trung triển khai 4 chương trình trọng tâm và 26 nhóm giải pháp cụ thể, Bắc Kạn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Bắc Kạn có vị trí chiến lược quan trọng, trung chuyển giữa các tỉnh miền xuôi với các tỉnh biên giới Việt - Trung, là địa phương giàu truyền thống yêu nước cách mạng, đóng góp nhiều công sức trong hai kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển sau này, Bắc Kạn đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đường sá, nhà cửa khang trang, quy hoạch đẹp.
Tổng Bí thư chỉ rõ, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với những tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu… triển vọng phát triển của Bắc Kạn còn rất lớn nếu biết cách làm và có cách làm đúng. Điều quan trọng là lãnh đạo, nhân dân trong tỉnh luôn có ý chí vươn lên, không cam chịu hoàn cảnh mà đoàn kết, phấn đấu, tìm mọi cách để phát triển đi lên.
Tổng Bí thư hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn luôn nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đồng thời suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo để có cách làm tốt, phù hợp với thực tế địa phương.
Tổng Bí thư chia sẻ với những khó khăn, hạn chế của Bắc Kạn do điều kiện tự nhiên, địa hình chia cắt; đồng thời phân tích, chỉ rõ những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là về nông, lâm nghiệp, du lịch…
Tổng Bí thư mong muốn đồng bào các dân tộc trên địa bàn luôn đoàn kết, phấn đấu vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, thoát khỏi tỉnh nghèo và làm giàu, xây dựng tỉnh Bắc Kạn ngày càng văn minh, hiện đại, đoàn kết, nghĩa tình.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm, tặng quà thương bệnh binh, gia đình chính sách tỉnh Hà Nam
Ngày 08-7, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đã đến thăm, tặng quà các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách tại huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam), Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh- Liệt sỹ.
Nhân dịp này, thay mặt Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã tặng Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam nhiều phần quà trị giá trên 1 tỷ đồng, bao gồm: Máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp, trang thiết bị y tế và quần áo; tặng 30 suất quà cho các đối tượng chính sách huyện Bình Lục; khánh thành nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Phùng Văn Điền thương binh hạng 4/4 tại thôn Viễn Lai, xã Bối Cầu, huyện Bình Lục. Đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng đã trồng cây lưu niệm tại Khu lưu niệm Cát Tường, xã An Mỹ, huyện Bình Lục.
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai
Sáng 09-7, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12-7-1907-12-7-2017) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; đại biểu lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương; lãnh đạo tỉnh Lào Cai, đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng, đại biểu các lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai tham dự.
Lào Cai nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh biên giới, luôn giữ vị trí trọng yếu trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, Lào Cai đã là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng ở vùng thượng lưu sông Hồng.
Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai đã cùng cả nước nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, kiên cường chiến đấu, không quản hy sinh, gian khổ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, lập nên nhiều chiến công hiển hách, ghi vào lịch sử dân tộc những trang vàng chói lọi.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của tỉnh Lào Cai, ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ tỉnh Lào Cai có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; có lợi thế là trung tâm kinh tế, giao lưu văn hóa Việt Nam với các nước ASEAN, Trung Quốc, các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng; là cửa ngõ quan trọng trong huyết mạch giao thông đường bộ, đường thủy trên Sông Hồng và đường sắt, cửa khẩu quốc tế Lào Cai có vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
"Lào Cai có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn, tiềm năng cho phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến. Lào Cai có bề dày lịch sử, giàu truyền thống cách mạng, mang đậm bản sắc dân tộc, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Lào Cai có lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Đây chính là những tiềm năng và lợi thế để tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững," Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Để phấn đấu trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Lào Cai tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh, bền vững hơn; hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch ngành, lĩnh vực; tăng cường khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng lưu ý tỉnh Lào Cai quan tâm đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; quan tâm phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.
Cà Mau phát huy hiệu quả về quy hoạch, luân chuẩn, bổ nhiệm cán bộ
Ngày 09-7, đoàn công tác của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo gắn với việc thực hiện quy chế bổ nhiệm cán bộ tại tỉnh Cà Mau.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân biểu dương Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã nghiêm túc triển khai thực hiện công tác cán bộ, quy hoạch, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác cán bộ, nhất là công tác quy hoạch, luân chuyển và tuyển chọn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có tư duy mới đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đoàn công tác của Bộ Chính trị cũng ghi nhận những khó khăn, bất cập của tỉnh trong công tác cán bộ. Đó là, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ cấp huyện và cấp xã còn gặp khó khăn, việc phân bổ chỉ tiêu đào tạo cán bộ cấp huyện, xã còn ít cũng như chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách./.
Một mặt hàng 3 tầng quản lý, 3 vòng kim cô  (11/07/2017)
Ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV  (11/07/2017)
Chính phủ Việt Nam chú trọng đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Hà Lan  (11/07/2017)
Nhật Bản cải cách hành chính chính quyền trung ương và chính quyền địa phương  (11/07/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các nhà đầu tư Hà Lan  (11/07/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-7-2017)  (11/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên