Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-4-2017)
00:20, ngày 12-04-2017
TCCSĐT - Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách; Hội Nhà văn Việt Nam cần bám sát, nắm bắt những vấn đề nóng bỏng của đời sống; Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017; Quảng Trị cần huy động tối đa nguồn lực vật chất và tinh thần để phát triển; Xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế; Thái Bình cần phấn đấu trở thành tỉnh tiên phong khơi nguồn cho những đổi mới trong phát triển; Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm việc và chúc Tết đồng bào Khmer Trà Vinh;… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Chính phủ họp thường kỳ tháng Ba: Nhiều tín hiệu tốt của nền kinh tế
Sáng 03-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong tháng và kết thúc quý đầu tiên của năm nay.
Tại phiên họp, sau khi đánh giá 10 tín hiệu tốt của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các thành viên Chính phủ tập trung thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng nêu ra 10 tín hiệu tốt của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 tháng tăng 0,9%, thấp hơn mức 0,99% cùng kỳ năm ngoái; tăng trưởng tín dụng đạt 3% so với 1,54% của quý 1 năm ngoái; xuất khẩu tăng mạnh, ước đạt trên 43 tỷ USD, tăng 12,8%; các khu vực nông nghiệp, dịch vụ tăng cao hơn cùng kỳ; trong đó, nông nghiệp tăng 2,03%, trong khi cùng kỳ âm 1,31%.
Theo Thủ tướng, khách quốc tế tiếp tục tăng nhanh với 3,2 triệu lượt; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh với số vốn đăng ký đạt trên 2,9 tỷ USD. Tính cả tăng vốn và mua cổ phần đạt trên 7,7 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong đó vốn thực hiện đạt cao: 3,62 tỷ USD.
Thu ngân sách cũng tăng mạnh, đạt 23,4% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ; doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng nhanh, quý 1 đạt trên 26.500 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11% về số doanh nghiệp và 45,8% về vốn.
Điểm đáng chú ý là tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 600.000 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp thành lập mới tăng trên 270.000 tỷ đồng và doanh nghiệp tăng vốn là 325.000 tỷ đồng.
Một thông tin vui nữa là chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam do Nickey công bố đạt cao với 54,6%, tăng hơn tháng Ba vừa qua là 54,2% và cao hơn so với bình quân ASEAN là 50,9%.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Đã có 51 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành đạt từ khá trở lên dựa trên kết quả mà Phòng Thương mại và Công nghiệp vừa công bố về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI.
Tuy vậy, Thủ tướng thẳng thắn đề cập đến vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế hiện nay là tăng trưởng GDP quý 1 mới đạt 5,1%, là mức tăng thấp. Trong khi nông nghiệp, dịch vụ tăng khá khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp. Nguyên nhân chính là khai thác dầu và công nghiệp chế tạo chưa đạt kế hoạch đề ra. Với xuất khẩu, nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,7%.
Đề cập đến các thành phần đóng góp vào GDP gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thuế, Thủ tướng cho rằng, cần tìm ra dư địa tăng trưởng để khắc phục tình trạng GDP quý 1 tăng thấp.
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
Sáng 03-4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ Ba. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Việc tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận những dự án luật trình Quốc hội đã trở thành hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động xây dựng pháp luật và ngày càng thể hiện rõ nét vai trò, trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; đồng thời nâng cao chất lượng các dự luật trình Quốc hội.
Hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận, góp ý một số vấn đề quan trọng và còn nhiều ý kiến khác nhau của 5 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quy hoạch.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, để tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, việc ban hành các luật này là rất cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng ngừa có hiệu quả hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ.
Hội Nhà văn Việt Nam cần bám sát, nắm bắt những vấn đề nóng bỏng của đời sống
Ngày 04-4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1957 - 2017) với sự tham dự của hơn 500 nhà văn đại diện cho giới văn học nghệ thuật trong cả nước.
Đến dự lễ kỷ niệm và chia vui với các nhà văn Việt Nam có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Hà Nội.
Tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Thưởng chúc mừng toàn thể hội viên, cán bộ Hội Nhà văn Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập; đánh giá cao, biểu dương những thành tựu mà Hội đạt được trong thời gian qua, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Hội trong thời kỳ mới. Đồng chí Võ Văn Thưởng tin tưởng rằng: Hội Nhà văn Việt Nam, các hội viên, đông đảo người cầm bút trong cả nước sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đoàn kết, sáng tạo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; gắn bó với hội viên, với sự nghiệp văn học nước nhà, với nhân dân và sự nghiệp đổi mới, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Để văn học nghệ thuật tiếp tục phát triển, đồng hành cùng dân tộc, Hội Nhà văn Việt Nam cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 23 - NQ/TW về văn học, nghệ thuật, đặc biệt là Nghị quyết 33 - NQ/TW về “Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; tập trung xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam... Hội Nhà văn Việt Nam cần tiếp tục đi sâu, nắm bắt, sáng tạo các tác phẩm văn học ngợi ca, tôn vinh cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; ca ngợi Đảng, Bác Hồ, nhân dân anh hùng trên tinh thần nhận thức lịch sử một cách biện chứng, sâu sắc. Hội cũng nhìn nhận đúng độ lùi về thời gian, sự thay đổi về khoảng cách thẩm mỹ, thái độ chiêm nghiệm và ý thức văn hóa, sự đổi mới về bút pháp và cách tân nghệ thuật, giúp các nhà văn có thêm nhiều xúc cảm thẩm mỹ mới.
Bên cạnh đó, Hội cũng cần bám sát hơi thở cuộc sống đương đại, đi sâu, nắm bắt những vấn đề nóng bỏng của xã hội, phấn đấu tạo ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khắc họa sinh động hình ảnh con người Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại; đề cập đến nhiều vấn đề bức thiết của xã hội đương đại; kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo - truyền thống quý báu của dân tộc, văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017
Sáng 06-4 (đúng ngày 10-3 năm Đinh Dậu 2017), Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017 đã được tổ chức trang trọng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Tham dự Lễ Giỗ Tổ có Chủ tịch nước Trần Đại Quang; đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Phú Thọ và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Bình, Bình Phước, Bến Tre tham gia tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017; trưởng đoàn đại biểu các tỉnh/thành và đông đảo nhân dân cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tụ hội về Đền Hùng.
Trong giờ phút thiêng liêng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Phú Thọ, các Bộ, Ban, ngành, các tỉnh/thành phố đã thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng đã có công dựng nước, cầu cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại trường tồn, đất nước ngày càng vững mạnh, hùng cường.
Sau Lễ dâng hương tại Đền Thượng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các đại biểu đặt vòng hoa và thắp hương tại Lăng Hùng Vương thứ 6. Tiếp đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dâng hoa tại bức phù điêu có hình tượng “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” ở khu vực ngã Năm Đền Giếng. Lẵng hoa có dòng chữ “Mãi mãi ghi sâu và làm theo lời Bác dạy”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ
Sáng 06-4-2017, nhân dịp về dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ.
Nói chuyện với tập thể lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có Công an tỉnh, trong những thành tựu chung của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.
Đề cập tới nhiệm vụ của lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương; bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại của đất nước và của địa phương.
Cùng với đó, Công an tỉnh Phú Thọ cần chú trọng tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa;” tích cực tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp nổi lên, không để kéo dài, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý, Công an tỉnh Phú Thọ cần thường xuyên tổ chức các cao điểm tấn công, trấn áp và truy nã tội phạm, giải quyết các vấn đề phức tạp về tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, chuyển hóa các địa bàn phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội; tăng cường công tác phòng ngừa xã hội kết hợp với phòng ngừa nghiệp vụ, nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá tội phạm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự gắn kết chặt chẽ với tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân.
Quảng Trị cần huy động tối đa nguồn lực vật chất và tinh thần để phát triển
Sáng 06-4-2017, trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trên địa bàn.
Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa; đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Văn phòng Tổng Bí thư.
Báo cáo tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cho biết: Với sự quyết liệt, năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh, năm 2016 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và quý I năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, nhưng tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn Quảng Trị đã đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
Năm 2016, tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh (GRDP) tăng 6,5%, GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra.
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận, ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và bước chuyển tích cực của Quảng Trị, bộ mặt nông thôn và thành thị không ngừng đổi mới, khang trang.
Quảng Trị đã có nhiều việc làm cụ thể, mang lại kết quả bước đầu, đã xử lý tương đối tốt sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, bảo đảm an ninh trật tự, an sinh xã hội. Quảng Trị đã kịp thời chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhân dân vùng bị ảnh hưởng, chuyển đổi nghề nghiệp, khôi phục và phát triển sản xuất, tạo việc làm cho nhân dân.
Về nhiệm vụ sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần tập trung thực hiện thật tốt mục tiêu Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh đã đề ra, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Quảng Trị đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Quảng Trị cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cần tiếp tục phát huy khí thế, quyết tâm đưa Quảng Trị ngày càng phát triển, tập trung thực hiện thật tốt các mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Tổng Bí thư lưu ý, phát triển toàn diện nhưng phải có trọng tâm trọng điểm, phải có sản phẩm cụ thể, kinh tế phải lên, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, rồi đẩy mạnh cải cách hành chính, kêu gọi đầu tư… đặc biệt là phải giữ được đoàn kết thống nhất cao, đặt lợi ích của tỉnh lên trên hết.
Xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
hiều 07-4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã về làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Bình để cùng chính quyền địa phương tìm hướng đột phá cho kinh tế - xã hội Cố đô Hoa Lư “địa linh, nhân kiệt”.
Tại buổi làm việc, nhấn mạnh đến tiềm năng của vùng đất có biển, có núi rừng, có đồng bằng, có nguồn nhân lực chất lượng cao, dám nghĩ, dám làm, Thủ tướng đặt vấn đề, làm cách nào để Ninh Bình trở nên giàu có, giảm trợ cấp ngân sách từ Trung ương, góp phần tích cực hơn nữa vào thành tựu của cả nước.
Vui mừng trước những kết quả phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao trên tất cả các lĩnh vực, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dù là một tỉnh nhỏ nhưng Ninh Bình phát triển tương đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ với tỷ lệ sản xuất nông nghiệp chỉ còn chiếm 14%. Cơ sở hạ tầng, thu ngân sách tăng cao mạnh; công tác xây dựng nông thôn mới đứng ở tốp đầu cả nước; cải cách hành chính, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 19/63 tỉnh thành phố. Đặc biệt du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, tổng vốn đầu tư phát triển nhất là đầu tư xã hội tăng hơn 12%.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng nhận định, Ninh Bình đã chọn cho mình hướng đi đúng với du lịch, dịch vụ là mũi nhọn cùng với từng bước hình thành công nghiệp phụ trợ.
“Quyết tâm xây dựng Ninh Bình thành tỉnh giàu có, toàn diện, dựa trên nền tảng phát triển trung tâm dịch vụ du lịch độc đáo, tầm cỡ khu vực và quốc tế, đại diện xứng đáng cho thương hiệu du lịch Việt Nam. Phát triển mạnh mẽ công nghiệp phụ trợ và làng nghề truyền thống; đặc biệt là chú trọng phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao và an toàn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tăng cường quản lý quy hoạch ngành, vùng, đất đai, tài nguyên và phát triển đô thị; trong đó lưu ý đến việc giữ gìn, phát huy và xây dựng Khu di tích Bái Đính - Tràng An trở thành khu du lịch tâm linh, sinh thái nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
Thái Bình cần phấn đấu trở thành tỉnh tiên phong khơi nguồn cho những đổi mới trong phát triển
Sáng 08-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Thái Bình, địa phương có nguồn lực đất đai lớn và rất phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật”.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho biết Hội nghị là diễn đàn để Thái Bình giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Thông qua hội nghị này, thêm một lần nữa Thái Bình thiết tha mời gọi và nhiệt liệt chào mừng các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Nhấn mạnh việc coi doanh nghiệp là động lực, đầu tầu phát triển kinh tế của địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân chân chính là ân nhân của mình, lãnh đạo tỉnh Thái Bình khẳng định phương châm: “Giúp doanh nghiệp hết mình để Thái Bình phát triển”. Coi thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của mình.
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên cam kết Thái Bình luôn là địa chỉ hấp dẫn, tin cậy, luôn lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành với doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng cho rằng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ không thành công hoặc chỉ thành công một nửa, một phần ba khi chưa giải quyết bài toán đưa nông nghiệp, nông thôn tiến lên. “Bởi chúng ta đều biết người dân sống ở nông thôn, miền núi chiếm đến 60 - 70% và ở những nơi đó còn nhiều khó khăn”, Thủ tướng nói và đánh giá cao tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ, ngành Trung ương tổ chức Hội nghị quan trọng này.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi chứng kiến sự có mặt của các doanh nghiệp tầm cỡ trong nước và quốc tế bởi “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, mà phải có nhiều cánh én, nhiều con sếu đầu đàn.
Với niềm tin sâu sắc vào quê hương của “Tiếng trống năm 30”, Thủ tướng đã nêu tầm nhìn về nông nghiệp tỉnh Thái Bình thời gian tới. Đó là Thái Bình cần phấn đấu trở thành tỉnh tiên phong khơi nguồn cho những đổi mới trong phát triển; là tỉnh trù phú, giàu có dựa trên nền tảng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao và công nghiệp dịch vụ phục vụ nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên sẵn có gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tập trung đầu tư vào chuỗi giá trị sản phẩm, chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm có giá trị gia tăng lớn, có thương hiệu quốc gia đại diện tiêu biểu cho nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần hình thành một diện mạo mới của nền nông nghiệp Việt Nam và bức tranh nông thôn Việt Nam trong thập niên tới.
Tại Hội nghị đã diễn ra lễ trao các quyết định cho 33 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 25.658 tỷ đồng; trong đó trao quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án với số vốn đăng ký trên 2.016 tỷ đồng; trao quyết định chấp thuận nghiên cứu dự án đầu tư cho 19 dự án với số vốn đăng ký 20.925 tỷ đồng, chủ yếu để sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng cao, nuôi trồng thủy hải sản…
Hội nghị cũng tiến hành trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án BT, BOT về xây dựng công trình đường giao thông với số vốn đăng ký 2.717 tỷ đồng.
Thủ tướng thị sát dự án trọng điểm của Chính phủ tại Thái Bình
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Thái Bình, chiều 08-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát việc thi công Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 và thăm Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp miền Bắc.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 là một trong những dự án trọng điểm của Chính phủ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 26.000 tỷ đồng, gồm hai tổ máy, mỗi tổ máy 300 MW, sản lượng điện sản xuất khoảng 3,6 tỷ kWh/năm.
Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Thái Bình bao gồm 2 nhà máy nhiệt điện, với tổng quy mô công suất 1.800 MW, tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy. Dự án khởi công từ đầu năm 2014 và dự kiến giữa năm 2018 cả hai tổ máy sẽ đi vào hoạt động. Tổng thầu EPC của Nhà máy là Tập đoàn Marubeni - Nhật Bản.
Thị sát việc thi công nhà máy, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn cũng như các tiêu chí về môi trường.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp miền Bắc thuộc Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp Việt Nam. Đây là công ty cổ phần, trong đó Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) nắm 18% vốn điều lệ.
Kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
Ngày 09-4-2017, tại Hà Nội, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương long trọng kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (11-4-2007 - 11-4-2017) và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai.
Đến dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phạm Minh Chính, Trần Quốc Vượng, Tô Lâm; Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh.
Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã đọc Diễn văn kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối. Diễn văn nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 10 năm qua các cấp ủy đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Khối đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tạo sự chuyển biến quan trọng và khá toàn diện trên các mặt công tác, nổi bật là: Triển khai toàn diện và đồng bộ, từng bước đi vào chiều sâu các mặt của công tác xây dựng Đảng; Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp, tập trung lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; Thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, sáng tạo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương Huân chương Lao động hạng Nhất vì những kết quả, thành tích xuất sắc mà Đảng bộ Khối đạt được trong 10 năm qua; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Đảng - Khối cơ quan Trung ương” cho một số các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng bộ Khối qua các thời kỳ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao những nỗ lực 10 năm qua của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng cơ quan và đoàn thể trong Khối vững mạnh toàn diện; khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong hệ thống chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm việc và chúc Tết đồng bào Khmer Trà Vinh
Nhân dịp Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer sắp tới, ngày 09-4, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, làm việc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh, thăm các vị hòa thượng tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, thăm và chúc Tết bà con đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả đạt được trong năm 2016 và định hướng công tác trong năm 2017 của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh; cho rằng trong 5 nội dung của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thì mỗi tổ chức, đoàn thể phải có ít nhất một công trình, dự án.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh nên chọn giám sát môi trường làm trọng tâm, bởi đây là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.
Trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh phải coi việc báo chí phản ánh những bức xúc của người dân là nguồn thông tin quan trọng để rà soát, kiến nghị chính quyền có giải pháp xử lý. “Khi báo chí phản ảnh, Mặt trận phải vào cuộc. Mặt trận không thể nguội lạnh khi quyền lợi chính đáng của nhân dân bị xâm phạm. Mặt trận phải thay mặt nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền cũng như của cấp ủy, đồng thời cần huy động sự tham gia giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội khác”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định./.
Sáng 03-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong tháng và kết thúc quý đầu tiên của năm nay.
Tại phiên họp, sau khi đánh giá 10 tín hiệu tốt của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các thành viên Chính phủ tập trung thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng nêu ra 10 tín hiệu tốt của nền kinh tế như kinh tế vĩ mô ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 tháng tăng 0,9%, thấp hơn mức 0,99% cùng kỳ năm ngoái; tăng trưởng tín dụng đạt 3% so với 1,54% của quý 1 năm ngoái; xuất khẩu tăng mạnh, ước đạt trên 43 tỷ USD, tăng 12,8%; các khu vực nông nghiệp, dịch vụ tăng cao hơn cùng kỳ; trong đó, nông nghiệp tăng 2,03%, trong khi cùng kỳ âm 1,31%.
Theo Thủ tướng, khách quốc tế tiếp tục tăng nhanh với 3,2 triệu lượt; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh với số vốn đăng ký đạt trên 2,9 tỷ USD. Tính cả tăng vốn và mua cổ phần đạt trên 7,7 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ, trong đó vốn thực hiện đạt cao: 3,62 tỷ USD.
Thu ngân sách cũng tăng mạnh, đạt 23,4% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ; doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng nhanh, quý 1 đạt trên 26.500 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11% về số doanh nghiệp và 45,8% về vốn.
Điểm đáng chú ý là tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 600.000 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp thành lập mới tăng trên 270.000 tỷ đồng và doanh nghiệp tăng vốn là 325.000 tỷ đồng.
Một thông tin vui nữa là chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam do Nickey công bố đạt cao với 54,6%, tăng hơn tháng Ba vừa qua là 54,2% và cao hơn so với bình quân ASEAN là 50,9%.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Đã có 51 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành đạt từ khá trở lên dựa trên kết quả mà Phòng Thương mại và Công nghiệp vừa công bố về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI.
Tuy vậy, Thủ tướng thẳng thắn đề cập đến vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế hiện nay là tăng trưởng GDP quý 1 mới đạt 5,1%, là mức tăng thấp. Trong khi nông nghiệp, dịch vụ tăng khá khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp. Nguyên nhân chính là khai thác dầu và công nghiệp chế tạo chưa đạt kế hoạch đề ra. Với xuất khẩu, nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,7%.
Đề cập đến các thành phần đóng góp vào GDP gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thuế, Thủ tướng cho rằng, cần tìm ra dư địa tăng trưởng để khắc phục tình trạng GDP quý 1 tăng thấp.
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
Sáng 03-4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ Ba. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Việc tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận những dự án luật trình Quốc hội đã trở thành hoạt động thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động xây dựng pháp luật và ngày càng thể hiện rõ nét vai trò, trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; đồng thời nâng cao chất lượng các dự luật trình Quốc hội.
Hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận, góp ý một số vấn đề quan trọng và còn nhiều ý kiến khác nhau của 5 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quy hoạch.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, để tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, việc ban hành các luật này là rất cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng ngừa có hiệu quả hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ.
Hội Nhà văn Việt Nam cần bám sát, nắm bắt những vấn đề nóng bỏng của đời sống
Ngày 04-4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1957 - 2017) với sự tham dự của hơn 500 nhà văn đại diện cho giới văn học nghệ thuật trong cả nước.
Đến dự lễ kỷ niệm và chia vui với các nhà văn Việt Nam có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Hà Nội.
Tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Thưởng chúc mừng toàn thể hội viên, cán bộ Hội Nhà văn Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập; đánh giá cao, biểu dương những thành tựu mà Hội đạt được trong thời gian qua, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Hội trong thời kỳ mới. Đồng chí Võ Văn Thưởng tin tưởng rằng: Hội Nhà văn Việt Nam, các hội viên, đông đảo người cầm bút trong cả nước sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đoàn kết, sáng tạo, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; gắn bó với hội viên, với sự nghiệp văn học nước nhà, với nhân dân và sự nghiệp đổi mới, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Để văn học nghệ thuật tiếp tục phát triển, đồng hành cùng dân tộc, Hội Nhà văn Việt Nam cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 23 - NQ/TW về văn học, nghệ thuật, đặc biệt là Nghị quyết 33 - NQ/TW về “Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; tập trung xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam... Hội Nhà văn Việt Nam cần tiếp tục đi sâu, nắm bắt, sáng tạo các tác phẩm văn học ngợi ca, tôn vinh cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; ca ngợi Đảng, Bác Hồ, nhân dân anh hùng trên tinh thần nhận thức lịch sử một cách biện chứng, sâu sắc. Hội cũng nhìn nhận đúng độ lùi về thời gian, sự thay đổi về khoảng cách thẩm mỹ, thái độ chiêm nghiệm và ý thức văn hóa, sự đổi mới về bút pháp và cách tân nghệ thuật, giúp các nhà văn có thêm nhiều xúc cảm thẩm mỹ mới.
Bên cạnh đó, Hội cũng cần bám sát hơi thở cuộc sống đương đại, đi sâu, nắm bắt những vấn đề nóng bỏng của xã hội, phấn đấu tạo ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khắc họa sinh động hình ảnh con người Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại; đề cập đến nhiều vấn đề bức thiết của xã hội đương đại; kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo - truyền thống quý báu của dân tộc, văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017
Sáng 06-4 (đúng ngày 10-3 năm Đinh Dậu 2017), Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017 đã được tổ chức trang trọng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Tham dự Lễ Giỗ Tổ có Chủ tịch nước Trần Đại Quang; đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc; Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Phú Thọ và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Bình, Bình Phước, Bến Tre tham gia tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017; trưởng đoàn đại biểu các tỉnh/thành và đông đảo nhân dân cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tụ hội về Đền Hùng.
Trong giờ phút thiêng liêng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Phú Thọ, các Bộ, Ban, ngành, các tỉnh/thành phố đã thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng đã có công dựng nước, cầu cho xã tắc thịnh vượng, quốc thái dân an, bách gia trăm họ vạn đại trường tồn, đất nước ngày càng vững mạnh, hùng cường.
Sau Lễ dâng hương tại Đền Thượng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các đại biểu đặt vòng hoa và thắp hương tại Lăng Hùng Vương thứ 6. Tiếp đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dâng hoa tại bức phù điêu có hình tượng “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” ở khu vực ngã Năm Đền Giếng. Lẵng hoa có dòng chữ “Mãi mãi ghi sâu và làm theo lời Bác dạy”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ
Sáng 06-4-2017, nhân dịp về dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ.
Nói chuyện với tập thể lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có Công an tỉnh, trong những thành tựu chung của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Thọ trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017.
Đề cập tới nhiệm vụ của lực lượng Công an tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương; bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại của đất nước và của địa phương.
Cùng với đó, Công an tỉnh Phú Thọ cần chú trọng tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa;” tích cực tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp nổi lên, không để kéo dài, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý, Công an tỉnh Phú Thọ cần thường xuyên tổ chức các cao điểm tấn công, trấn áp và truy nã tội phạm, giải quyết các vấn đề phức tạp về tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, chuyển hóa các địa bàn phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội; tăng cường công tác phòng ngừa xã hội kết hợp với phòng ngừa nghiệp vụ, nâng cao tỷ lệ điều tra, khám phá tội phạm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự gắn kết chặt chẽ với tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân.
Quảng Trị cần huy động tối đa nguồn lực vật chất và tinh thần để phát triển
Sáng 06-4-2017, trong chuyến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trên địa bàn.
Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa; đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Văn phòng Tổng Bí thư.
Báo cáo tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cho biết: Với sự quyết liệt, năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh, năm 2016 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và quý I năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, nhưng tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn Quảng Trị đã đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
Năm 2016, tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh (GRDP) tăng 6,5%, GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra.
Sau khi nghe ý kiến đóng góp của lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận, ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và bước chuyển tích cực của Quảng Trị, bộ mặt nông thôn và thành thị không ngừng đổi mới, khang trang.
Quảng Trị đã có nhiều việc làm cụ thể, mang lại kết quả bước đầu, đã xử lý tương đối tốt sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, bảo đảm an ninh trật tự, an sinh xã hội. Quảng Trị đã kịp thời chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhân dân vùng bị ảnh hưởng, chuyển đổi nghề nghiệp, khôi phục và phát triển sản xuất, tạo việc làm cho nhân dân.
Về nhiệm vụ sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần tập trung thực hiện thật tốt mục tiêu Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh đã đề ra, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Quảng Trị đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Quảng Trị cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cần tiếp tục phát huy khí thế, quyết tâm đưa Quảng Trị ngày càng phát triển, tập trung thực hiện thật tốt các mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Tổng Bí thư lưu ý, phát triển toàn diện nhưng phải có trọng tâm trọng điểm, phải có sản phẩm cụ thể, kinh tế phải lên, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, rồi đẩy mạnh cải cách hành chính, kêu gọi đầu tư… đặc biệt là phải giữ được đoàn kết thống nhất cao, đặt lợi ích của tỉnh lên trên hết.
Xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế
hiều 07-4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã về làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Bình để cùng chính quyền địa phương tìm hướng đột phá cho kinh tế - xã hội Cố đô Hoa Lư “địa linh, nhân kiệt”.
Tại buổi làm việc, nhấn mạnh đến tiềm năng của vùng đất có biển, có núi rừng, có đồng bằng, có nguồn nhân lực chất lượng cao, dám nghĩ, dám làm, Thủ tướng đặt vấn đề, làm cách nào để Ninh Bình trở nên giàu có, giảm trợ cấp ngân sách từ Trung ương, góp phần tích cực hơn nữa vào thành tựu của cả nước.
Vui mừng trước những kết quả phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao trên tất cả các lĩnh vực, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dù là một tỉnh nhỏ nhưng Ninh Bình phát triển tương đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ với tỷ lệ sản xuất nông nghiệp chỉ còn chiếm 14%. Cơ sở hạ tầng, thu ngân sách tăng cao mạnh; công tác xây dựng nông thôn mới đứng ở tốp đầu cả nước; cải cách hành chính, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 19/63 tỉnh thành phố. Đặc biệt du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, tổng vốn đầu tư phát triển nhất là đầu tư xã hội tăng hơn 12%.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng nhận định, Ninh Bình đã chọn cho mình hướng đi đúng với du lịch, dịch vụ là mũi nhọn cùng với từng bước hình thành công nghiệp phụ trợ.
“Quyết tâm xây dựng Ninh Bình thành tỉnh giàu có, toàn diện, dựa trên nền tảng phát triển trung tâm dịch vụ du lịch độc đáo, tầm cỡ khu vực và quốc tế, đại diện xứng đáng cho thương hiệu du lịch Việt Nam. Phát triển mạnh mẽ công nghiệp phụ trợ và làng nghề truyền thống; đặc biệt là chú trọng phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao và an toàn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tăng cường quản lý quy hoạch ngành, vùng, đất đai, tài nguyên và phát triển đô thị; trong đó lưu ý đến việc giữ gìn, phát huy và xây dựng Khu di tích Bái Đính - Tràng An trở thành khu du lịch tâm linh, sinh thái nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
Thái Bình cần phấn đấu trở thành tỉnh tiên phong khơi nguồn cho những đổi mới trong phát triển
Sáng 08-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Thái Bình, địa phương có nguồn lực đất đai lớn và rất phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật”.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho biết Hội nghị là diễn đàn để Thái Bình giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Thông qua hội nghị này, thêm một lần nữa Thái Bình thiết tha mời gọi và nhiệt liệt chào mừng các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế.
Nhấn mạnh việc coi doanh nghiệp là động lực, đầu tầu phát triển kinh tế của địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân chân chính là ân nhân của mình, lãnh đạo tỉnh Thái Bình khẳng định phương châm: “Giúp doanh nghiệp hết mình để Thái Bình phát triển”. Coi thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của mình.
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên cam kết Thái Bình luôn là địa chỉ hấp dẫn, tin cậy, luôn lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành với doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng cho rằng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ không thành công hoặc chỉ thành công một nửa, một phần ba khi chưa giải quyết bài toán đưa nông nghiệp, nông thôn tiến lên. “Bởi chúng ta đều biết người dân sống ở nông thôn, miền núi chiếm đến 60 - 70% và ở những nơi đó còn nhiều khó khăn”, Thủ tướng nói và đánh giá cao tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ, ngành Trung ương tổ chức Hội nghị quan trọng này.
Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi chứng kiến sự có mặt của các doanh nghiệp tầm cỡ trong nước và quốc tế bởi “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, mà phải có nhiều cánh én, nhiều con sếu đầu đàn.
Với niềm tin sâu sắc vào quê hương của “Tiếng trống năm 30”, Thủ tướng đã nêu tầm nhìn về nông nghiệp tỉnh Thái Bình thời gian tới. Đó là Thái Bình cần phấn đấu trở thành tỉnh tiên phong khơi nguồn cho những đổi mới trong phát triển; là tỉnh trù phú, giàu có dựa trên nền tảng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao và công nghiệp dịch vụ phục vụ nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên sẵn có gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tập trung đầu tư vào chuỗi giá trị sản phẩm, chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm có giá trị gia tăng lớn, có thương hiệu quốc gia đại diện tiêu biểu cho nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần hình thành một diện mạo mới của nền nông nghiệp Việt Nam và bức tranh nông thôn Việt Nam trong thập niên tới.
Tại Hội nghị đã diễn ra lễ trao các quyết định cho 33 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 25.658 tỷ đồng; trong đó trao quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án với số vốn đăng ký trên 2.016 tỷ đồng; trao quyết định chấp thuận nghiên cứu dự án đầu tư cho 19 dự án với số vốn đăng ký 20.925 tỷ đồng, chủ yếu để sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng cao, nuôi trồng thủy hải sản…
Hội nghị cũng tiến hành trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án BT, BOT về xây dựng công trình đường giao thông với số vốn đăng ký 2.717 tỷ đồng.
Thủ tướng thị sát dự án trọng điểm của Chính phủ tại Thái Bình
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Thái Bình, chiều 08-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát việc thi công Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 và thăm Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp miền Bắc.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 là một trong những dự án trọng điểm của Chính phủ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 26.000 tỷ đồng, gồm hai tổ máy, mỗi tổ máy 300 MW, sản lượng điện sản xuất khoảng 3,6 tỷ kWh/năm.
Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Thái Bình bao gồm 2 nhà máy nhiệt điện, với tổng quy mô công suất 1.800 MW, tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy. Dự án khởi công từ đầu năm 2014 và dự kiến giữa năm 2018 cả hai tổ máy sẽ đi vào hoạt động. Tổng thầu EPC của Nhà máy là Tập đoàn Marubeni - Nhật Bản.
Thị sát việc thi công nhà máy, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn cũng như các tiêu chí về môi trường.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp miền Bắc thuộc Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp Việt Nam. Đây là công ty cổ phần, trong đó Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) nắm 18% vốn điều lệ.
Kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
Ngày 09-4-2017, tại Hà Nội, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương long trọng kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (11-4-2007 - 11-4-2017) và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai.
Đến dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phạm Minh Chính, Trần Quốc Vượng, Tô Lâm; Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh.
Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã đọc Diễn văn kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối. Diễn văn nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 10 năm qua các cấp ủy đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Khối đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tạo sự chuyển biến quan trọng và khá toàn diện trên các mặt công tác, nổi bật là: Triển khai toàn diện và đồng bộ, từng bước đi vào chiều sâu các mặt của công tác xây dựng Đảng; Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp, tập trung lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; Thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, sáng tạo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương Huân chương Lao động hạng Nhất vì những kết quả, thành tích xuất sắc mà Đảng bộ Khối đạt được trong 10 năm qua; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Đảng - Khối cơ quan Trung ương” cho một số các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng bộ Khối qua các thời kỳ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao những nỗ lực 10 năm qua của cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng cơ quan và đoàn thể trong Khối vững mạnh toàn diện; khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong hệ thống chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm việc và chúc Tết đồng bào Khmer Trà Vinh
Nhân dịp Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer sắp tới, ngày 09-4, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, làm việc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh, thăm các vị hòa thượng tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, thăm và chúc Tết bà con đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả đạt được trong năm 2016 và định hướng công tác trong năm 2017 của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh; cho rằng trong 5 nội dung của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh thì mỗi tổ chức, đoàn thể phải có ít nhất một công trình, dự án.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh nên chọn giám sát môi trường làm trọng tâm, bởi đây là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm.
Trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh phải coi việc báo chí phản ánh những bức xúc của người dân là nguồn thông tin quan trọng để rà soát, kiến nghị chính quyền có giải pháp xử lý. “Khi báo chí phản ảnh, Mặt trận phải vào cuộc. Mặt trận không thể nguội lạnh khi quyền lợi chính đáng của nhân dân bị xâm phạm. Mặt trận phải thay mặt nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền cũng như của cấp ủy, đồng thời cần huy động sự tham gia giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội khác”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định./.
Thảo luận công tác tổ chức Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (11/04/2017)
Tính đúng, tính đủ tài sản hữu hình, vô hình vào giá trị doanh nghiệp  (11/04/2017)
Lễ hội Đền Đô - Âm vang hào khí Thăng Long  (11/04/2017)
Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn VNPT đạt chuẩn Uptime Tier III  (11/04/2017)
Việt Nam - Lào tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa các địa phương  (11/04/2017)
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa Romania - Việt Nam  (11/04/2017)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam