Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
TCCS - Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng; sự cố môi trường xảy ra nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa. Những vấn đề môi trường cấp bách này đã trở thành nguy cơ lớn cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức báo động
Ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở mức đáng lo ngại. Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết ở Việt Nam hiện nay, với hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm. Trong khi đó, hầu hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, năng lực thu gom còn nhiều hạn chế, phần lớn chất thải rắn được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân. Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, nổi lên là ô nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển; các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ.
Các sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và rất nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, sức khỏe của người dân, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và là bài học đắt giá cho đất nước ta về việc phát triển kinh tế thiếu bền vững, thiếu quan tâm đầu tư thỏa đáng cho công tác cải thiện và bảo vệ môi trường.
Thực tế những năm qua cho thấy, Việt Nam đang đối mặt và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về môi trường sinh thái. Các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác xử lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết, các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu,… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Ngày 2-11-2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 6118/BTNMT- TCMT gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là cơ sở xử lý chất thải nguy hại trong tình hình tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ.
Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP, ngày 29-5- 2020, của Chính phủ, về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo hướng hạn chế, giảm các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời kỳ dịch bệnh, không thanh tra ngoài kế hoạch, chuyển từ phương pháp tiền kiểm sang hậu kiểm theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, một số vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mới được phát hiện gần đây cho thấy công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế cần phải được tăng cường hơn nữa.
Do vậy, trong bối cảnh Chính phủ chỉ đạo tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, chủ động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, chống tiêu cực, tham nhũng; phòng, chống ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện một số nội dung sau:
- Chủ động tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại; tăng cường công tác quản lý đối với chất thải y tế phát sinh, đặc biệt tại các địa phương đã, đang và có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19;
- Chủ động xử lý nghiêm hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường xây dựng kế hoạch thanh tra điều chỉnh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường năm 2021, trong đó bổ sung nội dung thanh tra chuyên đề đối với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc./.
Chống biến đổi khí hậu: Chung tay hành động trước khi quá muộn  (29/06/2021)
Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên bái phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường  (28/06/2021)
Ngành than gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững  (23/06/2021)
Đa dạng sinh học ở Việt Nam: Thực trạng và các giải pháp  (12/06/2021)
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt  (05/06/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp